ThS Nguyễn Kiên Cường: Cần tránh gì khi tiêm phòng dại

Cần biết - 05/02/2024

Cho đến nay, y học hiện đại lẫn y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi lên cơn thì đều dẫn đến tử vong.

ThS Nguyễn Kiên Cường: Cần tránh gì khi tiêm phòng dại

Biểu hiện lâm sàng của bệnh dại ở người là sợ gió, sợ nước, co giật, liệt, mắt đỏ. Thời gian ủ bệnh thường là 10 - 120 ngày, tùy thuộc vào vị trí vết cắn và độc lực của vi-rút dại.

Biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất để chữa trị những đối tượng bị động vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi-rút dại hiện nay là tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt, không nên tự ý tìm cách chữa bệnh bằng các phương thuốc không rõ nguồn gốc, gây nguy hại đến tính mạng.

Lưu ý: Khi tiêm vắc-xin cần phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất, đúng kĩ thuật và vắc-xin đảm bảo được bảo quản ở nhiệt độ từ 4 - 8oC. Phải thực hiện tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

Trong thời gian tiêm phòng dại:

- Không được làm việc quá sức, đảm bảo sức khỏe để sinh hoạt và lao động. Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya.

- Tuyệt đối không uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích trong thời gian tiêm phòng. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Không sử dụng các loại thuốc corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.

ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội, cho biết:

Người bị chó cắn đang tiêm phòng vắc xin có thể ăn các loại đậu bình thường, không cần ăn kiêng trừ thức ăn đã có tiền sử gây dị ứng.

Trong thời gian tiêm phòng tránh lao động nặng, tránh uống rượu bia, tránh sử dụng các loại thuốc có chứa Corticoid và các thuốc có tính chất ức chế miễn dịch.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!