Bác sĩ Lương Văn Hướng cho biết: "Hai vết cào đều không chảy máu và sau 10 ngày rồi con chó vẫn không có biểu hiện gì khác thường thì bạn yên tâm nhé. Không vấn đề gì đâu. Bạn cũng không cần thiết phải theo dõi con chó nữa".
TheoBác sĩ Lê Văn Chương, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văc-xin hay không. Sẽ phải tiêm ngay nếu:
- Con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.
- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ.
- Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.
- Không theo dõi được con vật.
- Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.
Trong các trường hợp sau, bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày:
- Vết cắn nhẹ, xa não.
- Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.
- Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.
Đối với chó đã được tiêm phòng dại vẫn có nguy cơ bị bệnh dại nhưng nguy cơ thấp bạn nhé. Trường hợp của bạn cần chỉ theo dõi 15 ngày sau ngày thứ 2 bạn bị cào. Tuy nhiên, thông thường nếu chó mắc bệnh dại thì khoảng 10 ngày thì chó đã chết rồi. Bạn đừng quá lo lắng, nếu cẩn thận thì theo dõi thêm tuần nữa cho đủ 15 ngày nhưng đã qua 8 ngày rồi mà chó bình thường tôi nghĩ bạn không sao đâu.
Bác sĩ Trần Thị Hồng cho biết thêm: "Chó đã tiêm phòng dại đầy đủ thì sẽ không bị dại, với điều kiện vắc-xin đảm bảo chất lượng tốt (dây chuyền lạnh bảo quản khi tiêm chó luôn bảo quản đúng nhiệt độ...). Do vậy có một vài trường hợp do vắc-xin bảo quản dây chuyền lạnh không đảm bảo nên chó vẫn có thể phát dại, vậy nên khi chó cắn bắt buộc phải theo dõi chó trong vòng 10 ngày, vì nếu chó bị dại nó sẽ lên cơn và chết trong vòng 7 đến 10 ngày. Lúc đó bạn nên tới ngay trung tâm y tế dự phòng tỉnh nơi bạn đang sinh sông tiêm vắc-xin và kháng huyết thanh dại nhé".
Chúc sức khỏe!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!