Bạn đã hiểu rõ về điều trị viêm gan B?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/27/2024

Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, một bệnh khá dễ lây truyền từ người này sang người khác. Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần hiểu rõ về các triệu chứng và cách phòng ngừa và điều trị viêm gan B hiệu quả.

Nước ta là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, một bệnh khá dễ lây truyền từ người này sang người khác. Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần hiểu rõ về các triệu chứng và cách phòng ngừa và điều trị viêm gan B hiệu quả.

Viêm gan B là tình trạng nhiễm gan bị nhiễm virus viêm gan B (HBV). Bệnh có thể gây tổn thương gan, suy gan và ung thư gan. Bệnh viêm gan B lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc với máu, vết loét hở hoặc dịch từ người bị nhiễm HBV. Vì sự nguy hiểm của căn bệnh này nên bạn hãy tìm hiểu rõ hơn để phòng ngừa hoặc điều trị viêm gan B kịp thời nhé.

Triệu chứng viêm gan B

Bạn đã hiểu rõ về điều trị viêm gan B?

Các dấu hiệu khi mới bị nhiễm bệnh viêm gan B bao gồm: Vàng da, vàng mắt, phân có màu màu sáng, sốt, mệt mỏi kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, các vấn đề về dạ dày như chán ăn, buồn nôn và ói mửa, đau bụng.

Các triệu chứng có thể không xuất hiện cho tới 1 đến 6 tháng sau khi bị nhiễm HBV. 1/3 số bệnh nhân bị nhiễm virus này không biểu hiện triệu chứng rõ rệt mà chỉ phát hiện khi thực hiện xét nghiệm máu.

Bệnh viêm gan B phổ biến nhất ở những người có độ tuổi từ 20–49. 5–10% trẻ em hoặc người lớn trên 5 tuổi mắc viêm gan B mạn tính. Ước tính có 1,4 triệu người Mỹ mang virus gây bệnh viêm gan B. Bệnh viêm gan B lây lan trong cộng đồng thông qua tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh, quan hệ tình dục với người nhiễm HBV cũng có thể bị lây bệnh.

 Theo kết quả công bố tại hội thảo do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam ngày 21/7/2017, ước tính nước ta có khoảng 7,8 triệu trường hợp nhiễm viêm gan B mãn tính.

Tỷ lệ nhiễm viêm gan B ở nước ta vào khoảng 6% nhưng những vùng sâu, vùng xa tỷ lệ mắc cao hơn, có vùng lên tới 20% do chưa có điều kiện hỗ trợ y tế, phòng bệnh và khám chữa bệnh.

Cách điều trị viêm gan B

Bạn đã hiểu rõ về điều trị viêm gan B?

Nếu bạn nghĩ mình đã bị phơi nhiễm virus HBV, bạn nên đi khám bác sĩ trong vòng 2 tuần. Bác sĩ sẽ tiêm vắc xin và một mũi hepatitis B immune globulin. Protein globulin này sẽ tăng cường hoạt động hệ miễn dịch của bạn để giúp cơ thể chống lại virus HBV. Nếu bạn bị ốm, bác sĩ sẽ giúp bạn nghỉ ngơi để nhanh hồi phục hơn.

Đồng thời, bạn cũng sẽ phải ngừng hoặc hạn chế tối đa các loại thuốc, đồ uống có hại cho gan như rượu và acetaminophen. Bạn nên lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ bất cứ khi nào muốn uống các loại thuốc kê đơn, thuốc thảo dược hay các loại thuốc bổ để đề phòng nguy cơ uống phải những thứ gây ảnh hưởng xấu tới gan. Bạn cũng nên có thói quen ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa bệnh.

Nếu tình trạng nhiễm virus được cải thiện, lúc này bác sĩ sẽ chuẩn đoán bạn bị viêm gan B ở thể không hoạt động. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của bạn chặt chẽ.

Nếu virus HBV hoạt động trong thời gian lâu hơn 6 tháng, bác sĩ sẽ chuẩn đoán bạn bị viêm gan B mạn tính. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc sau đây để điều trị viêm gan B.

• Interferon Alfa: thuốc còn có tên gọi khác là Intron A, Roferon A, Sylatron). Thuốc này làm tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính sẽ phải tiêm 1 liều trong ít nhất 6 tháng. Loại thuốc này không giúp chữa bệnh mà chỉ điều trị tình trạng viêm gan.

Thuốc interferon có tác dụng lâu dài peginterferon alfa2a (Pegasys, Pegasys Proclick) cũng rất hữu ích. Loại thuốc này có tác dụng phụ, có thể khiến người sử dụng cảm thấy khó chịu, chán nản và chán ăn. Thuốc cũng làm giảm lượng bạch cầu trong máu và làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng của cơ thể.

• Lamivudine: Thuốc ở dạng lỏng hoặc viên nén, người bệnh uống 1 lần mỗi ngày. Phần lớn người dùng không bị tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng Lamivudine trong một thời gian dài, virus HBV có thể kháng thuốc và lúc này thuốc sẽ không còn tác dụng nữa.

• Adefovir Dipivoxil (Hepsera): Bạn có thể sử dụng loại thuốc này ở dạng viên nén. Thuốc rất hiệu quả cho những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc Lamivudine. Tuy nhiên, dùng Lamivudine liều cao có thể gây nên vấn đề về thận.

• Entecavir (Baraclude): Đây là loại thuốc mới nhất để điều trị bệnh viêm gan B. Bạn có thể dùng thuốc dạng lỏng hoặc dạng viên nén.

• Tenofovir (Viread): Thuốc có thể ở dạng bột hoặc viên nén. Nếu người bệnh uống thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo thận không bị tổn thương do tác dụng phụ của thuốc.

Nếu phụ nữ bị viêm gan B và mang thai, thai phụ này có thể truyền virus cho em bé khi sinh. Có rất ít khả năng lây nhiễm HBV từ mẹ sang con trong thai kỳ mà sự lây nhiễm thường chỉ xảy ra khi sinh.

 Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm HBV từ mẹ và không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có thể có nguy cơ cao mắc các vấn đề về gan. Trẻ sơ sinh là con của người mẹ bị nhiễm HBV nên được tiêm hepatitis B immune globulin và vắc xin ngay từ khi mới chào đời và trong suốt những năm đầu đời.

Cách phòng ngừa bệnh viêm gan B

Bạn đã hiểu rõ về điều trị viêm gan B?

Dưới đây là những cách giúp phòng ngừa khỏi lây nhiễm viêm gan B để bạn không cần bước đến giai đoạn điều trị viêm gan B.

• Nếu bạn chưa bị nhiễm HBV, bạn nên tiêm vắc xin ngừa viêm gan B để bảo vệ cơ thể khỏi bị lây bệnh.

• Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

• Mang găng tay khi bạn dọn dẹp, chăm sóc người khác đặc biệt là khi tiếp xúc với băng gạc, băng vệ sinh và ga trải giường để tránh tiếp xúc với máu, dịch tiết…

• Che chắn tất cả vết cắt hoặc vết thương hở.

• Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ chăm sóc móng tay hoặc xỏ lỗ với bất kỳ ai.

• Không dùng chung kẹo cao su hoặc mớm thức ăn cho em bé.

• Hãy đảm bảo các loại bơm kim tiêm bạn sử dụng, dụng cụ bấm lỗ tai, làm hình xăm hoặc làm móng tay, móng chân đã được khử trùng đúng cách.

Viêm gan B là một bệnh nguy hiểm vì có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như suy gan và ung thư gan. Vì vậy, bạn nên nhớ những điều trên và điều chỉnh lối sống của mình sao cho hợp lý để có thể phòng ngừa và điều trị viêm gan B nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 cách phòng bệnh viêm gan bạn nên biết
  • 2 “kẻ hủy diệt” lá gan của bạn: gan nhiễm mỡ và viêm gan virus B
  • Bệnh nhân HIV và viêm gan C có khả năng sống sót cao gấp đôi nếu uống 3 ly cà phê mỗi ngày

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!