Hiện có tình trạng nhiều quán bán rượu mọc lên tràn lan, mất kiểm soát ở nhiều vùng, ngay cả những vùng quê lẫn thành thị. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp rao bán rượu nhà nấu ngay trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, việc tiêu thụ những loại rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ mang lại khá nhiều rủi ro cho người sử dụng.
Nhiều trường hợp tự sản xuất rượu để bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ảnh: CN
Mặt hàng bị hạn chế kinh doanh
Thực tế hiện nay, việc tự sản xuất rượu trong đó có cả việc tự ngâm các loại dược liệu, động vật để dùng cho bản thân và để bán trực tiếp cho người tiêu dùng rất phổ biến, nhiều người tự mua rượu về pha chế để dùng, nhiều trường hợp gây thiệt hại đến tính mạng sức khỏe của người tiêu dùng.
Pháp luật quy định rượu là thuộc mặt hàng bị hạn chế kinh doanh, nên việc buôn bán rượu, phân phối rượu, bán rượu lẻ, phải đáp ứng điều kiện pháp luật quy định.
Theo luật sư Trần Vân Linh, đoàn luật sư TP.HCM, Pháp luật quy định rượu là thuộc mặt hàng bị hạn chế kinh doanh theo quy định tại điểm điểm b khoản 1 điều 4 Nghị định 19/VBHN - BCT ngày 09/5/2014 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh kinh doanh có điều kiện.
'Việc buôn bán rượu, phân phối rượu, bán rượu lẻ, phải đáp ứng điều kiện pháp luật quy định đó là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu. Tức là phải đăng ký kinh doanh và có địa chỉ kinh doanh rõ ràng, hợp pháp. Như vậy, cá nhân không được phép kinh doanh rượu dưới bất kỳ hình thức gì' luật sư Linh cho biết.
Cũng theo luật sư Trần Vân Linh, cá nhân chỉ được sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại, việc bán, vận chuyển rượu do cá nhân sản xuất thì cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp và phải đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
Cá nhân sản xuất rượu không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.
Đối với người sản xuất để bán cho doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp mà có hợp đồng thì không không bắt buộc phải dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu.
Về vấn đề nhãn mác rượu pháp luật chỉ quy định đối với đối tượng kinh doanh, buôn bán rượu hoặc doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp phải có nhãn mác, theo quy định.
Như việc sản xuất, không có đăng ký kinh doanh rồi bán ngay cho người tiêu dùng mà người dân thực hiện lâu nay là trái quy định của pháp luật mà không cần có nhãn mác hay không.
Những điều kiện kinh doanh, sản xuất rượu nêu trên được quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 về Kinh doanh Rượu.
Quy định xử phạt
Do cá nhân không được phép kinh doanh rượu nên trường hợp cá nhân buôn bán rượu do mình tự sản xuất, tự ngâm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh buôn bán rượu mà không phải là doanh nghiệp, thương nhân với mức phạt cao nhất đến 30 triệu đồng mà không cần có nhãn mác hay không.
Theo Nghị định 185/2013/NĐ - CP ngày 15/11/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!