Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h ngày 24/4/2020:
* Thế giới: 2.718.139 người mắc, 190.635 người tử vong.
- 212 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 35.078, số ca tử vong là 1.272.
- Việt Nam đứng thứ 122/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.
* Việt Nam:268ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.
Trong đó:
- Số ca bình phục: 224
- 44ca bệnh đang được điều trị.
Số trường hợp nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay
Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng
Số TH đang được cách ly tập trung
Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế
128
140
18.184
50.706
1.Tổng số ca mắc mới tính từ 9h ngày 23/4 đến 9h ngày 24/4 trên tổng số ca tích luỹ: 0/268
2. Tổng số ca bình phục trong ngày:1
3. Số ca tử vong: 0
4. Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất:
- Hà Nội: 112
- TP Hồ Chí Minh: 55
- Vĩnh Phúc: 19
- Ninh Bình: 13
- Bình Thuận: 09
5. Số ca nặng:03
6. Số ca có tiến triển tốt:20 trường hợp âm tính lần 1, trong đó 07 trường hợp tính từ 2 lần trở lên.
7. Số người cách ly:
- Tại bệnh viện: 352
- Tại khu cách ly tập trung: 17.832
- Tại nhà: 50.706
8. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 128
9.Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140
Trong đó:
- 34trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng.
- 28trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng.
-78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.
Danh sách các trường hợp mắc bệnh theo tỉnh, thành phố:
Thông tin một số ổ dịch hiện nay:
Nguồn: Cục Y tế dự phòng; *Đang tiếp tục cập nhật...
8. Nhận xét
- Cả nước đã chuyển sang giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm người dân sẵn sàng thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt. Trong giai đoạn mới, cả nước cần vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống người dân.
- Thực hiện chủ trương: ngăn chặn triệt để dịch bệnh từ bên ngoài, dập dịch bên trong. Tiếp tục thực hiện cách ly tất cả những người nhập cảnh vào nước ta và người bị nhiễm bệnh, người có nguy cơ cao với hình thức cách ly linh hoạt, nhưng phải đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ, thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện ca bệnh để cách ly, điều trị hiệu quả; sử dụng công nghệ thông tin để nhanh chóng truy vết, khoanh vùng dập dịch; vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống người dân.
- Các địa phương phải tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đối với khu vực có nguy cơ cao; vận động người dân thường xuyên rửa tay sát khuẩn, tạo thói quen đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tại nơi công cộng, kể cả trên phương tiện giao thông công cộng; Hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng, nhất là TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh; người có dấu hiệu ốm sốt nên ở nhà, không đến công sở, cơ quan, trường học, nơi công cộng, phải liên hệ với bệnh viện, bác sĩ để được tư vấn và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh, sinh viên đi học lại. Tổ chức dạy và học có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục phát huy học trực tuyến, học qua truyền hình.
- Bộ Y tế nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 theo nguyên tắc cho xuất khẩu số khẩu trang sản xuất được trên cơ sở bảo đảm đủ nhu cầu sử dụng trong nước (kể cả dự trữ).
- Thủ tướng cho phép các chuyến bay đơn lẻ đón công dân Việt Nam là học sinh dưới 18 tuổi, người đi chữa bệnh, du lịch, thăm thân, công tác hết hạn phải về nước, bảo đảm phù hợp diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam, khả năng tổ chức tiếp nhận, cách ly và tổ chức các chuyến bay.
Khuyến cáo:
Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện 5 điểm cần làm tốt và 7 thói quen cần thay đổi trong mùa dịch ngay cả khi đã nới lỏng giãn cách xã hội.
*5 điểm sau để phòng chống COVID-19:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
*7 thói quen cần thay đổi trong mùa dịch
1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.
2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.
4.Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.
5.Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.
6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.
7.Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.
Cập nhật số liệu dịch bệnh COVID-19 tại các nước thành viên ASEAN đến 9h ngày 24/4/2020.
STT
Quốc gia
Số ca mắc
Số ca tử vong
1
Singapore
11.178
12
2
Indonesia
7.775
647
3
Philippines
6.981
462
4
Malaysia
5.603
95
5
Thái Lan
2.839
50
6
Việt Nam
268
0
7
Brunei
138
1
8
Myanmar
132
5
9
Campuchia
122
0
10
Timor-Leste
23
0
11
Lào
19
0
Tổng
35.078
1.272
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!