Một mặt của bảng nhắc là thông tin ngắn gọn dành cho bà mẹ, nhắc bà mẹ hoặc người đưa trẻ đi tiêm chủng hỏi và xem loại vắc-xin được tiêm chủng trong lần này. Còn cán bộ y tế được nhắc 5 kiểm tra và 3 đối chiếu để tiêm chủng an toàn, bao gồm: đúng đối tượng, đúng lịch tiêm, đúng vắc-xin về loại và hạn dùng, đúng liều lượng và đúng đường sử dụng.
Nếu cán bộ tiêm chủng chưa đảm bảo '5 kiểm tra - 3 đối chiếu' này, bà mẹ, người đưa trẻ đi tiêm chủng cần nhắc nhở cán bộ y tế.
'Ngoài việc quan sát, tham gia giám sát an toàn tiêm chủng khi cho con đi tiêm, tối cần thiết trong đảm bảo tiêm chủng an toàn là bà mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch', ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng Bộ Y nhấn mạnh.
Các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo khả năng phòng chống bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Theo ông Phu, trong 4 tháng đầu năm 2015 riêng Bệnh viện Nhi T.Ư đã ghi nhận 150 ca mắc ho gà, trong khi vắc-xin ngừa ho gà đã được tiêm miễn phí tại Trạm y tế xã phường và gần đây miễn phí tại cả các điểm tiêm dịch vụ. Khảo sát các cháu mắc bệnh đều chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến lịch tiêm.
Việc trẻ bị bỏ sót mũi tiêm, có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm gây dịch đang lưu hành như sởi, ho gà, viêm não Nhật Bản B, viêm gan B…, trong khi đây là các bệnh có vắc-xin phòng và tiêm miễn phí tại các điểm tiêm chủng.
Ông Phu lưu ý, sau khi trẻ được tiêm chủng, bà mẹ cần chú ý theo dõi sau tiêm. Các phản ứng sau tiêm thường gặp như: đau tại vết tiêm, sưng đỏ vị trí được tiêm, sốt nhẹ.
Cha mẹ, người chăm sóc trẻ chú ý các biểu hiện lạ như trẻ có sốt cao, có phát ban, khó thở, quấy khóc nhiều, tím tái, hoặc bỏ bú, bỏ ăn sau tiêm chủng thì sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để trẻ được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!