Khoa học đã chứng minh rằng việc tiêm ngừa là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên để đạt được kết quả đó thì cần phải tiêm ngừa đủ và đúng lịch. Để hiểu hơn về việc vì sao cần tiêm chủng đủ liều, đúng lịch, Lily & WeCare sẽ giải đáp giúp bạn.
1. Vì sao cần tiêm chủng đủ liều, đúng lịch?
Hiện nay vẫn còn một số người cho rằng khi nào có dịch mới cần phải đi tiêm, vì vậy trong thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều tình trạng mọi người đổ dồn để đi tiêm tạo ra tình trạng khan hiếm vắc xin và các hệ lụy không tốt về mặt xã hội. Mặt khác, việc tiêm chủng ở trong thời điểm dịch bùng phát cũng có thể không giúp cho trẻ bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh đang xảy ra.
Khi được tiêm ngừa bằng một loại vắc xin, cơ thể sẽ phòng được bệnh với các tác nhân gây bệnh tương ứng. Sau khi tiêm ngừa tùy theo các loại vắc xin, tùy theo cơ địa của từng người sẽ có sự đáp ứng miễn dịch khác nhau. Có loại vắc xin tiêm một mũi cũng có các loại vắc xin phải tiêm nhiều mũi theo lịch hẹn thì mới có thể phòng bệnh. Không có loại vắc xin nào có thể đáp ứng miễn dịch 100%. Cần phải tuân thủ theo những hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ.
Mỗi loại vắc xin khi đưa vào sử dụng đều đã được nghiên cứu về mặt tính an toàn, hiệu quả, hiệu lực, liều lượng, đường tiêm và lịch tiêm chủng theo các quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ y tế. Vì vậy, để có thể phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần phải tuân thủ hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế. Trong trường hợp tiêm không đủ liều và không đúng lịch, trẻ vẫn có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Vì lý do nào đó mà trẻ hoãn tiêm do bệnh ở trong ngày tiêm chủng hoặc phụ huynh quên không đưa trẻ đến để tiêm ngừa đúng lịch, thì cần phải đưa trẻ đến điểm tiêm chủng sớm nhất để được các bác sĩ tư vấn và tiếp tục tiêm đầy đủ cho trẻ.
Sau khi tiêm ngừa cũng có thể có các phản ứng ngay tại chỗ tiêm như sưng, đỏ, nóng, đau hay những phản ứng toàn thân nhẹ như sốt, biếng ăn, mệt mỏi và quấy khóc... và những phản ứng nặng như sốc phản vệ. Các phản ứng nhẹ sẽ tự khỏi sau 1 đến 2 ngày. Còn phản ứng nặng phải được phát hiện sớm và xử trí kịp thời để phòng tránh nguy hiểm cho trẻ.
Sốt là một trong các phản ứng bình thường sau khi tiêm chủng. Sau tiêm chủng, có trẻ không bị sốt, hoặc có trẻ bị sốt nhẹ, cũng có trẻ bị sốt cao. Vì vậy, ngoài việc theo dõi bắt buộc 30 phút sau khi tiêm ngừa ở điểm tiêm để phát hiện các phản ứng nặng xảy ra sớm, phụ huynh cần phải tiếp tục theo dõi trẻ ngay tại nhà ít nhất 24 giờ để kịp thời phát hiện các phản ứng nặng sau khi tiêm chủng xảy ra muộn, để kịp thời xử trí theo hướng dẫn của các y, bác sĩ tư vấn ở điểm tiêm chủng.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, nếu như sau tiêm ngừa cơ thể trẻ bị sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến dưới 38 độ C thì nên lau mát cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước, theo dõi để đề phòng sốt cao và phát hiện kịp thời các biểu hiện nặng sau tiêm chủng. Đối với các trường hợp sốt cao trên 38 độ C thì bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt, lau mát và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Địa chỉ tiêm phòng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội
Trung tâm y tế dự phòng
Địa chỉ: số 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại liên hệ: (024) 39 035 688 / 37 730 268
Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng
Địa chỉ: số 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại liên hệ: Phòng tiêm chủng: (024) 39717694 / 39723173 máy lẻ
Phòng tiêm chủng SAFPO
Địa chỉ: số 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại liên hệ: (024) 3972 7071 – Hotline: 0988 7777 00
Phòng tư vấn sức khỏe
Địa chỉ: số 50C Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: (024) 9439525
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Địa chỉ: Tại số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: (024) 39716356 / 38213241.
Bệnh viện Việt Pháp
Địa chỉ: Ở số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại liên hệ: 024 3577 1100
Bệnh viện Nhi Trung ương
Địa chỉ: số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 024 3834 3700
Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế
Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Thuộc số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại liên hệ (024) 3733 9803
Ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm tiêm ở Bệnh viện Nhi đồng 1
Địa chỉ: Số 341 Sư Vạn Hạnh – phường 10, Quận 10.
Trung tâm tiêm ở Bệnh viện Nhi đồng 2
Địa chỉ: số 14 Lý Tự Trọng, Quận 1
Điện thoại liên hệ: 028. 22103981
Trung tâm tiêm Viện Pasteur
Địa chỉ: số 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3.
Điện thoại liên hệ: 028. 38230352
Trung tâm tiêm ở Bệnh viện Từ Dũ
Địa chỉ: số 284 Cống Quỳnh
Điện thoại liên hệ: 028. 38391229
Tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch cho trẻ là một giải pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện đã có vắc xin. Do đó, nếu như phụ huynh có thắc mắc về việc tiêm chủng thì nên hỏi nhân viên y tế ở trạm y tế nơi mình cư ngụ để có được hướng dẫn đầy đủ và kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!