Báo động tình trạng trẻ em bị chó cắn: Bác sĩ khuyến cáo cách xử trí khi bị chó cắn để không mắc bệnh dại

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Thời gian gần đây, trên phạm vi cả nước liên tục xảy ra những vụ việc thương tâm về trường hợp trẻ em bị chó tấn công, để lại hậu quả tang thương, thậm chí là đánh đổi bằng cả tính mạng.

Báo động tình trạng trẻ em bị chó cắn

Tại viện Việt Đức, ngày 21/1, đơn vị tiếp nhận một bệnh nhi 6 tuổi ở Nam Định bị chó nhà nuôi nặng khoảng 30kg, chưa được tiêm phòng dại cắn vào mặt.

Bé được đưa vào viện với các vết thương ở hàm mặt, thái dương và mắt. Bé còn bị tróc da gò má trái rộng 6cm sát với đường đi thần kinh và tuyến nước bọt. Nếu dứt dây thần kinh này bé có nguy cơ bị bại liệt mặt.

Không khỏi xót xa, ngày 6/3 vừa qua, bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Vũ Đức Duy 9 tuổi (Yên Bái), mắc bại liệt được đưa vào cấp cứu trong tình trạng rất nặng: Mất toàn bộ vùng mu, dương vật gần như cụt. Theo thông tin từ gia đình và phía đại diện bệnh viên cho biết, cháu bé bị bại não gần như nằm một chỗ, trong lúc đi vệ sinh không tự chủ, 4 con chó nhà nuôi đã ngửi thấy mùi, lao vào cắn xé cháu bé.

Báo động tình trạng trẻ em bị chó cắn: Bác sĩ khuyến cáo cách xử trí khi bị chó cắn để không mắc bệnh dại

Ngày 6/3 vừa qua, bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Vũ Đức Duy 9 tuổi (Yên Bái), mắc bại liệt được đưa vào cấp cứu do bị chó cắn.

Sự việc chưa kịp lắng xuống, gần đây, chiều ngày 20/3, ngay tại thành phố Hà Nội ( huyện Phú Xuyên ) cháu bé 2 tuổi bị chó Pitbull nặng 30kg nhà hàng xóm xổng xích tấn công và cắn vào đùi khi đang chơi ở ngoài cổng. Khi phát hiện sự việc, mẹ cháu và ông H (chủ nhà nuôi chó) có đánh cho con chó nhưng không thể ngăn được con vật trong cơn điên cuồng.

Ông T (một ngươi hàng xóm khác) khi nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh của mẹ cháu Y đã chạy vào cầm một con dao dài 40 cm, nặng khoảng 2kg chạy đến đập vào đầu con chó 1 cái nhưng nó chưa nhả, đập đến lần thứ 2 con chó mới chịu nhả cháu Y ra.

Cũng theo ông cho biết, sau khi con chó nhả cháu Y ra, một người hàng xóm đã dùng cuốc phang vào gáy con chó. Lúc đó, con chó lao vào cột điện rồi chết. Ngay sau khi sự việc xảy ra, gia đình và hàng xóm đã đưa cháu Y đến thẳng bệnh viện Xanh Pôn cấp cứu. Cháu Y nhập viện trong trong tình trạng hoảng loạn, tâm lí bất ổn

Theo đánh giá một số chuyên gia nuôi chó cảnh, Pitbull có nguồn gốc từ Anh, nặng tầm 30-45 kg, được mệnh danh là sát thủ máu lạnh. Loài chó này có ngoại hình khá dữ dằn, hung dữ, có cơ hàm khá đặc biệt, cấu tạo như khớp khóa.

Vết thương mà chúng để lại cho đối thủ cũng sẽ sâu và rộng vì hàm răng chúng rất dài, sắc nhọn. Nếu cắn nhẹ cũng có thể mang tật, nặng hơn là nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, cần phải thận trọng khi nuôi giống chó này trong nhà.

Đó chỉ là những truờng hợp điển hình được thống kê trong 'tảng băng chìm', báo động về tình trạng mất cảnh giác với vật nuôi, gây hàng loạt những hậu quả đáng tiếc, thương tâm.

Báo động tình trạng trẻ em bị chó cắn: Bác sĩ khuyến cáo cách xử trí khi bị chó cắn để không mắc bệnh dại

Thời gian gần đây, trên phạm vi cả nước liên tục xảy ra những vụ việc thương tâm về trường hợp trẻ em bị chó tấn công.

Cách xử trí khi bị chó cắn để không mắc bệnh dại

Ngoài những tổn thương do bị chó cắn gây ra mà cụ thể là nguy cơ mắc bệnh dại, đe dọa đến tính mạng nạn nhân cũng rất cao. Vì vậy, việc sơ cứu ban đầu đối với người bị chó cắn có vai trò vô cùng quan trọng.

Theo bác sĩ Hoàng Văn Tân (Viện vệ sinh dịch Tễ Trung Ương), khi bị chó cắn, cần sơ cứu và rửa ngay vết thương xà phòng hoặc nước sach trong vòng 15 phút. Sau đó, sát trùng lại bằng cồn 70 % hoặc cồn i - ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết thương. Các chất sát trùng đơn giản phổ biến trong nhà có thể sử dụng như rượu, cồn, xà phòng, dầu gội, dầu tắm ngay sau khi bị cắn.

Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó cắn, không nặn bóp, bôi dầu, chất kích thích hoặc đắp lá vào vết thương. Người bị chó cắn phải đến ngay các điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại gần nhất để được khám, xử lý vết thương theo quy trình càng sớm càng tốt.

Còn theo lời khuyên của bác sĩ Bùi Vũ Huy (Bệnh viện nhiệt đới Trung Ương): 'Khi bị chó cắn hoặc khi thấy chó ốm, người nhà tuyệt đối không được đập chết chó hoặc bán chó trong vòng 10 ngày. Làm như vậy, không những không theo dõi được tình trạng của chó, mà còn vô tình làm phát tán mầm bệnh ra khỏi cộng đồng'.

Theo khuyến cáo chung của các bác sỹ, với những gia đình có con nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Nếu nuôi chó phải tiến hành tiêm phòng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với chó, không thả chó nếu không đeo rọ mõm.

Ngoài ra, cần giáo dục cho trẻ cách phòng tránh, cách xử lý ban đầu khi bị chó, mèo cắn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!