Đau dạ dày vì ăn ngô sai cách
Ngô là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, protein, vitamin và carbohydrate. Ngô không chỉ là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể mà còn giúp hỗ trợ và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như trĩ, táo bón, ung thư ruột kết,…
Thế nhưng, ngô không phải là thực phẩm không gây nguy hại tới cơ thể. Cách đây 2 tháng, một bé gái 15 tháng tuổi tên Kỳ Kỳ đến từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã phải nhập viện trong tình trạng da xanh xao, bụng bị trướng.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết bé gái bị bục dạ dày và nguyên nhân chính là do bé gái ăn ngô liên tiếp trong 2 ngày.
Bố mẹ của Kỳ Kỳ cho biết, do đã 15 tháng tuổi nhưng trọng lượng của Kỳ Kỳ khá nhỏ so với độ tuổi nên họ quyết định bổ sung dưỡng chất cho con bằng cách hầm xương sườn với ngô cho con ăn.
Thấy Kỳ Kỳ thích ăn ngô nên người mẹ đã cho bé ăn cả một bát lớn. Tới ngày hôm sau, bụng của Kỳ Kỳ bỗng bị phình to, bé gái thở rất nặng nhọc, da tái mét khiến gia đình hốt hoảng đưa bé vào bệnh viện địa phương để thăm khám.
Tại đây, các bác sĩ đã cho bé uống một loại thuốc kèm theo nước muối pha loãng nhưng bệnh tình không có gì chuyển biến. Sau đó, Kỳ Kỳ được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Sau khi nghe cha mẹ của Kỳ Kỳ tường trình sự việc, bác sĩ chẩn đoán bé gái rất có thể bị thủng đường tiêu hóa. Do bệnh tình của Kỳ Kỳ ngày càng nguy cấp, thậm chí nhịp tim của Kỳ Kỳ có lúc còn ngừng đập nên một ca phẫu thuật đã được thực hiện ngay sau đó.
Các nhân viên y tế sau đó đã hồi sức tim phổi cho Kỳ Kỳ và nhịp tim của bé đã hồi phục trở lại. Sau khi mở khoang bụng, các bác sĩ choáng váng khi thấy dạ dày của Kỳ Kỳ bị bục ra và có rất nhiều hạt ngô chưa tiêu hóa nằm trong bụng.
Sau 3 – 4 tiếng phẫu thuật, bác sĩ đã vá dạ dày lại cho Kỳ Kỳ, giúp bé gái thoát khỏi nguy hiểm. Thế nhưng, dạ dày của Kỳ Kỳ khá yếu nên khoảng 10 ngày sau phẫu thuật, dạ dày của bé bị nhiễm trùng nặng và các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật lần 2.
Lý giải việc tại sao trẻ em ăn nhiều ngô lại gây nguy hiểm, một số chuyên gia cho biết ngô là một loại thực phẩm thô, giàu chất xơ nên khi ăn nhiều, nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu hóa. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 15 tháng tuổi.
Không chỉ trẻ nhỏ, 6 kiểu người dưới đây cũng không nên ăn quá nhiều ngô:
1. Người thiếu sắt, canxi
Ngô có chứa axit phytic và chất xơ. Hai chất này kết hợp với nhau sẽ tạo thành chất kết tủa, gây cản trở sự hấp thụ khoáng chất của cơ thể.
2. Người mắc bệnh đường tiêu hóa
Những bệnh nhân bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày cũng không nên ăn nhiều ngô. Nguyên nhân là do việc tiếp nạp lớn lương thực thô vào cơ thể rất dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
3. Người có khả năng miễn dịch kém
Ngô rất giàu cellulose, trong khi đó, nếu hấp thu mỗi ngày quá 50g cellulose trong thời gian dài, sẽ gây cản trở quá trình hấp thu protein vào cơ thể con người, giảm việc sử dụng chất béo. Đồng thời, việc này còn gây tổn hại tới một số chức năng quan trọng như tim, máu và làm giảm khả năng miễn dịch.
4. Người hoạt động thể lực nặng
Ngô là một loại thực phẩm tho, do đó có giá trị dinh dưỡng rất thấp, ít năng lượng. Vì vậy, ngô không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người hoạt động thể lực nặng.
5. Thanh thiếu niên đang phát triển thể chất
Trong giai đoạn dậy thì, trẻ em có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng cũng như các hormone sinh lý, ăn nhiều ngô không chỉ ngăn cản sự hấp thụ cholesterol tốt và sự chuyển thành hóa hormone mà còn gây cản trở sự hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể.
6. Người già và trẻ em
Do chức năng tiêu hóa của người già bị giảm đi và chức năng tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa một lượng lớn chất xơ sẽ là một gánh nặng lớn đối với hệ tiêu hóa. Hơn nữa, tỷ lệ hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong ngô tương đối thấp, không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.
*Theo sohu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!