Bệnh 'ăn thịt người' càn quét Trung Đông

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Căn bệnh 'ăn thịt người' đang càn quét khu vực Trung Đông sau khi IS tạo ra những khu vực sinh sản cho côn trùng gây bệnh.

Đây là một loại bệnh ký sinh trùng gây ra bởi vết cắn từ loãi muỗi cát nhiễm bệnh, phát triển nhanh chóng trong điều kiện môi trường bẩn thỉu vì chiến tranh ở Trung Đông.

Bệnh có thể gây ra sẹo sâu, và lây lan rất nhanh chóng khi dòng người tỵ nạn chạy trốn khỏi đồn lũy của IS, nơi dịch bệnh hoành hành.

Bệnh nhân bị viêm loét diện rộng trên da, chảy máu mũi và khó nuốt, khó thở, khi biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Leishmaniasis, tên căn bệnh, có thể gây suy yếu, ăn mòn màng nhầy của mũi, miệng và cổ họng.

Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ của cộng đồng người Kurd từng cảnh báo xác của những phần tử khủng bố IS chất đống trên đường phố góp phần làm cho dịch bệnh lây lan nhanh, mặc dù Đại học Y học nhiệt đới Liverpool (Anh)  bác bỏ điều này.

Trước đây, căn bệnh từng được khống chế ở Syria, nơi nó phát triển mạnh ở những địa phương bị IS kiểm soát trái phép, chẳng hạn Raqqa, Deir al-Zour và Hasakah, nhưng hiện ký sinh đang lan khắp khu vực.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ cho biết, bệnh dịch đã bắt đầu lan sang các quốc gia giáp Syria.

Bệnh 'ăn thịt người' càn quét Trung Đông

Dòng người di cư từ khu vực Trung Đông có thể mang bệnh 'ăn thịt người' đến châu Âu

Leishmaniasis đã xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan, sau khi hơn 4 triệu người Syria chạy trốn khỏi cuộc nội chiến tang thương để xin quy chế tỵ nạn.

Từ năm 2000-2012, chỉ có 6 ca nhiễm bệnh được báo cáo ở Lebanon. Tuy nhiên, vào năm 2013 chỉ riêng Lebanon có 1.033 người mắc Leishmaniasis. Bộ Y tế Lebanon tuyên bố có đến 96% trường hợp nhiễm xảy ra trong những khu trại tạm cư sau khi người tỵ nạn Syria rời đi.

Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Yemen cũng  báo cáo có hàng trăm ca nhiễm, các chuyên gia y tế cũng lo lắng căn bệnh cũng sẽ sớm lan sang Saudi Arabia.

Các chuyên gia cũng lo lắng dòng người di cư từ khu vực Trung Đông sẽ mang theo bệnh Leishmaniasis đến châu Âu.

Tiến sĩ Waleed Al-Salem giảng dạy tại Đại học Y học Nhiệt đới Liverpool cho biết: 'Đó là một tình huống rất xấu. Căn bệnh đã lan nhanh ở Syria, mà còn cả ở những quốc gia như Iraq, Lebanon, Thổ Nhĩ và thậm chí khu vực Nam Âu khi dòng người di cư đến'.

'Khi ruồi cát nhiễm bệnh cắn ai đó, vết cắn rất nhỏ và nhỏ hơn so với muỗi thường và chừng 2 đến 6 tháng ủ bệnh', ông cho biết thêm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!