Móng tay hay chân giữ vai trò như “tấm khiên” bảo vệ mạng lưới thần kinh ở các đầu chi, tăng độ nhạy xúc giác hơn. Tuy nhiên chúng cũng rất dễ nhiễm bệnh khiến lớp móng bị tách ra ở phần móng tay hay chân. Đó chính là những dấu hiệu cho thấy móng của bạn đã bị Onycholysis hay còn gọi là bong tróc móng. Vậy nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là gì?
Hiện tượng bong tróc móng là gì?
Bong tróc móng hay Onycholysis là tình trạng móng bị tách ra từ đỉnh móng, giường móng hay cạnh ngón tay, chân. Hiện tượng này xảy ra khá nhiều ở móng tay, móng chân đôi khi cũng có xảy ra. Hiện tượng này xảy ra do khá nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Bị chấn thương nhẹ dẫn đến móng bị bong tróc.
- Luôn làm việc trong môi trường ẩm ướt dẫn đến nhiễm nấm, móng bị mềm hẳn đi và dễ bong tróc hơn.
- Bệnh vẩy nến cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bong tróc móng.
- Bệnh cường giáp khiến tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây rabong tróc móng.
- Khi tiếp xúc một số loại thuốc như tetracyclen psoralen...có thể gây ra tác dụng phụ.
Dấu hiệu và triệu chứng hiện tượng bong tróc móng
Bong tróc móc có dấu hiệu khá rõ ràng, phần bong từ đầu móng, sau đó lan rộng dần ra phần nền của móng. Khi bong móng không gây ra đau đớn và có màu trắng, tuy nhiên màu móng cũng có thể là màu vàng hay xanh do nhiễm nấm hay bị vẩy nến, tuyến giáp.... Móng tay cũng bị biến đổi hình dạng như vết lõm, lồi trên bề mặt móng.
Biện pháp điều trị và phòng chống bệnh bong tróc móng
Móng bị bong tróc do nấm đa phần có khả năng mọc lại. Thế nhưng, móng mới vẫn có thể bị nhiễm bệnh như phần móng đã bong trước đó. Do đó, ngay khi có những biểu hiện bong tróc móng người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tận gốc. Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh như điều trị cường giáp để móng nhanh chóng phát triển lại, điều trị vẩy nến hay điều trị nhiễm nấm... phần bong tróc móngsẽ được cắt bỏ đi.
Người bệnh sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vùng móc bị bong tróc hay kèm theo thuốc uống. Lưu ý nên sử dụng toa thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tái khám theo định kỳ để theo dõi tiến trình bệnh trong trường hợp bệnh năng để chữa trị hiệu quả hơn. Không tự ý uống thuốc hay bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến từ bác sĩ.
Móng tay hay chân đã bị tróc hoàn toàn có thể phát triển lại như bình thường, tuy nhiên phần móng mới này sẽ có hiện tượng như phần móng cũ. Do đó để tránh hiện tượng bong tróc người bệnh nên học thêm biện pháp phòng chống, ngăn ngừa xảy ra, chăm sóc móng tay chân luôn khỏe mạnh. Cụ thể người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng cho bộ móng bằng cách giữ móng tay, chân khô ráo, thường xuyên cắt tỉa móng tay chân để chúng “khỏe mạnh”.
- Nên mang găng tay nhựa khi tiếp xúc với một số hóa chất tẩy rửa, nước, nước sơn, chất tẩy sơn, nhựa thông, miếng cọ rửa, chất đánh bóng sàn nhà...để hạn chế tốt nhất sự tiếp xúc trực tiếp cho móng.
- Dùng găng tay vải dày, da khi làm vườn hay làm việc nhà.
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc tẩy móng.
- Dưỡng móng tay với các nguyên liệu từ thiên nhiên như dầu olive hay trà hoa cúc...để giữ bộ móng luôn chắc chắn.
- Thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất như bổ sung nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin A,B, chất khoáng để không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, mà con nuôi dưỡng bộ móng bóng, chắc khỏe, hồng hào.
Tuy không quá nghiêm trọng nhưng hiện tượngbong tróc móngcũng là dấu hiệu cho thấy một cơ thể không khỏe mạnh, có thể đang mắc phải các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế hãy nhanh chóng chữa trị khi gặp hiện tượngbong tróc móngđể được chữa trị trong thời gian sớm nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!