Bệnh chân tay miệng cấp độ 1 ở trẻ nhỏ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh chân tay miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ vì tính chất dễ lây lan, việc phát tán mầm bệnh khá dễ khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh cũng như ở trong khu vực phát bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh cho trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh ở độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bệnh chân tay miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ vì tính chất dễ lây lan, việc phát tán mầm bệnh khá dễ khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh cũng như ở trong khu vực phát bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh cho trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh ở độ 1 đều được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Dấu hiệu khi trẻ bị chân tay miệng cấp độ 1

Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, loét miệng hoặc tổn thương da và biếng ăn hơn. Khi quan sát thấy trẻ có dấu hiệu trên, trẻ đã bị bệnh chân tay miệng cấp độ 1. Bạn cần có biện pháp can thiệp kịp thời thì trẻ dù có biến chứng nặng cũng có thể cứu được. Với những trường hợp ở cấp độ 1 thì việc điều trị dễ dàng hơn, có thể điều trị và chăm sóc tại nhà cho trẻ theo hương dẫn của bác sĩ. Đến nay, trẻ bị tay chân miệng khi được điều trị không có di chứng nặng nề nào cho sự phát triển về sau.

Bệnh chân tay miệng cấp độ 1 ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nặng cần phải cho trẻ tái khám

- Sốt cao từ 39 độ trở lên

- Trẻ co giật, hôn mê

- Da nổi vân tím

- Trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, không ngủ được

- Yếu liệt chi

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như trên cần đưa trẻ đi tái khám tại các cơ sở y tế uy tín ngay lập tức để có cách điều trị kịp thời, chính xác, hạn chế bệnh trở nên nặng hơn.

Cách điều trị bệnh chân tay miệng cấp độ 1 cho trẻ

- Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ hằng ngày

- Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh kích thích

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Với những trẻ đang bú, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ

- Nên tái khám 1-2 ngày trong 5-10 ngày đầu của bệnh

Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh chân tay miệng tại nhà

- Lựa chọn thức ăn mềm, mịn, mát lạnh cho trẻ nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét như cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường...

- Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.

- Nên dùng loại thìa nhỏ, ko có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.

- Tăng cường bổ sung Vitamin C cho bé thông qua rau xanh, nước hoa quả tươi mát.

- Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.

- Nên tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi, không nên cho bé ăn kiêng bất kỳ cái gì.

- Với mỗi bữa ăn của trẻ cách nhau khoảng 3-4 tiếng.

Bệnh chân tay miệng cấp độ 1 ở trẻ nhỏ

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

- Cho trẻ vệ sinh thân thể thật sạch sẽ

- Tạo môi trường sống trong lành, an toàn cho trẻ

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh chân tay miệng.

- Không được chọc vỡ các mụn nước trên da bệnh nhân

- Giặt đồ trẻ bị bệnh chân tay miệng với dung dịch sát khuẩn

- Theo dõi trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch

- Cho trẻ nghỉ học khi phát hiện các dấu hiệu bất thường đến khi khỏi bệnh

Với những thông tin hữu ích vừa chia sẻ hi vọng sẽ giúp bạn biết rõ về bệnh chân tay miệng cấp độ 1 ở trẻ. Bạn nên thực hiện những cách chăm sóc ở trên khi trẻ không may mắc phải bệnh lí này để giúp bé mau khỏe và tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.

Xem thêm:

  • Chân tay miệng điều trị bao lâu thì khỏi?
  • Bị tay chân miệng độ 1 có phải dùng kháng sinh hay không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!