Bệnh chân tay miệng ở trẻ con có nguy hiểm không?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vậy bệnh chân tay miệng ở trẻ con có nguy hiểm không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Lily & WeCare để tìm câu trả lời nhé.

Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vậy bệnh chân tay miệng ở trẻ con có nguy hiểm không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Lily & WeCare để tìm câu trả lời nhé.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ con có nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnhchân tay miệng gây ra bởi một số virus thuộc nhóm đường ruột, thường là virus Coxsackie A16 và virus đường ruột tuýp 71 (EV71). Trong đó virus EV71 có thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch của các bé còn non yếu. Hầu hết người trưởng thành có khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt, người lớn vẫn mắc bệnhchân tay miệng.

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ con

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da...

Nổi ban trên da: dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước. Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông của trẻ. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết đó thường có đường kính từ 4 - 8mm ở trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ con có nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ con có nguy hiểm không?

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một số trẻ bị nhiễm bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus (đặc trưng bởi sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng) và có thể cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não (viêm não), có thể gây tử vong.

Dấu hiệu những biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 0C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt như Ibuprofen đường uống cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Khó thở: có thể là biểu hiện của tình trạng suy tim, rối loạn huyết động... Phát hiện triệu chứng khó thở bằng cách quan sát các dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi ức, thở nhanh hơn bình thường,...

Rối loạn ý thức: có thể là biểu hiện của viêm não, huyết áp thấp... Cần phát hiện rất sớm từ khi trẻ ngủ gà ngủ gật, chậm chạp.

Tiểu ít: có thể là biểu dấu hiệu sớm của tình trạng nặng. Tiểu ít là biểu hiện của tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, suy thận. Đánh giá lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đánh giá số lượng như chai nước nhựa.

Một số dấu hiệu khác: nôn nhiều, nôn khan, yếu chân tay, khó nuốt, đi loạng choạng....Khi trẻ có những dấu hiệu trên cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

Phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ em như thế nào?

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh, cũng như giảm sự lây lan của bệnh:

Vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đặc biệt sau khi thay quần áo, tã lót; sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt.

Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Trước tiên bằng xà phòng, nước rồi khử trùng bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Tránh tiếp xúc gần trẻ bị bệnh (ôm ấp, hôn, ăn cùng mâm, cùng bát...).

Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Tăng cường bổ sung Vitamin C cho bé thông qua rau xanh, nước hoa quả tươi mát.

Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú không nên ngừng và có thể cho bé bú nhiều lần.

Mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau trong vòng 3-4 giờ.

Khi trẻ giảm bệnhchân tay miệng, nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi, không nên cho bé ăn kiêng bất kỳ cái gì.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!