14 tuổi đã ung thư giai đoạn cuối
Bệnh nhân là bé TTBT (14 tuổi, ngụ Bình Dương), được ba mẹ đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh khám khi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên kéo dài 2 tuần bất thường, da xanh xao và đau quặn bụng.
Ở tuyến tỉnh, bác sĩ nghi ngờ bé T. mắc ung thư cổ tử cung nên giới thiệu gia đình đưa bé đến Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM thăm khám. Tại đây, bác sĩ xác định bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nên được đưa đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết kết quả chụp MRI ghi nhận bé có khối u rất to tại cổ tử cung xâm lấn hoàn toàn cơ tử cung, lan ra chu cung 2 bên. Khối u cũng xâm lấn xuống gần hết âm đạo trên 10cm, làm giãn niệu quản và gây thận ứ nước.
Ca mổ cấp cứu cho bé được thực hiện ngay. Tuy nhiên, khối u xâm lấn, di căn rộng toàn bộ tử cung, bàng quang, vách hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng nên bác sĩ chỉ sinh thiết.
Thủ phạm gây ung thư cổ tử cung là vi rút HPV
Trường hợp bé gái này, bác sĩ Tiến cho biết có nhiều bất thường vì với ung thư cổ tử cung thì 95% bệnh lây nhiễm vi rút HPV từ quan hệ tình dục không an toàn. Trường hợp bé gái mới có kinh nguyệt lần đầu chưa từng quan hệ nhưng mắc bệnh này là rất hiếm.
Bác sĩ Tiến cho biết theo y văn, tại Mỹ ung thư cổ tử cung trong khoảng 15-19 tuổi là 14 trường hợp/năm (tỉ lệ 0,15/100.000 phụ nữ) và trong độ tuổi 20-24 tuổi là 125 trường hợp/năm (xuất độ 1,4/100.000 phụ nữ).
Nguyên nhân chính vẫn được cho là nhiễm vi rút HPV có thể là nhiễm từ mẹ lúc sinh. Còn yếu tố di truyền rất hiếm, đến nay vẫn chưa xác định được. Người ta chỉ thấy một số người trong gia đình có vấn đề liên quan đào thải HPV. Những người không đào thải được HPV sẽ bị nhiễm mạn tính và tăng nguy cơ cung thư tử cung.
Theo bác sĩ sản khoa Trần Văn Hùng – Bệnh viện đa khoa An Việt ung thư cổ tử cung mọc ra từ tử cung nối với âm đạo. Nguyên nhân phần lớn là do vi rút HPV. Bình thường hệ miễn dịch của phụ nữ chống lại tốt vi rút HPV. Tuy nhiên, ở một số ít phụ nữ, vi rút lại sống sót nhiều năm làm cho tế bào ở lớp lót cổ tử cung thành tế bào ung thư.
BS Trần Văn Hùng – Bệnh viện đa khoa An Việt
Một số phụ nữ nhiễm vi rút HPV nhưng không phát triển thành ung thư nhưng một số trường hợp phụ nữ có nếp sống không lành mạnh góp phần ung thư cổ tử cung phát triển. Các tế bào cổ tử cung lành bị đột biến gen và chuyển thành tế bào bất thường sinh sôi vô tổ chức và không chết đi tích tụ thành khối u ung thư. Các tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận rồi lan tràn trong cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư
Bác sĩ Hùng cho biết rong huyết hay là xuất huyết âm đạo bất thường, không nhằm kỳ kinh mà ra huyết ngoài kỳ kinh. Sau khi quan hệ tình dục có máu. Khi có dấu hiệu này chị em cần đi khám ngay dù rong huyết có nhiều nguyên nhân nhưng phải nghĩ tới ung thư cổ tử cung để tìm ra bệnh sớm.
Ở giai đoạn muộn hơn, âm đạo chảy máu nhiều và sền sệt, hồng hồng đó là huyết trắng trộn lẫn máu, mùi khó chịu kèm theo đau. Người bệnh gày gò, sụt cân.
Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, theo bác sĩ Hùng cách tốt nhất đó là thăm khám phụ khoa hàng năm cho phụ nữ nhất là phụ nữ trên 30 tuổi, đã lập gia đình.
Bác sĩ có thể làm xét nghiệm tế bào học âm đạo để tìm ra tế bào lạ. Nết xét nghiệm có kết quả bất thường thì có thể tiến hình soi cổ tử cung và làm sinh thiết. Khi ấy, có thể thấy các yếu tố tiền ung thư hoặc ung thư xâm lấn. Nếu ở giai đoạn tiền ung thư thì điều trị hết sức tốt. Còn ung thư xâm lấn và chưa có triệu chứng thì điều trị cũng dễ hơn.
Phòng ung thư cổ tử cung cách duy nhất đó là chích ngừa vắc xin HPV. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả tới 70 %. Vắc xin này có hiệu quả nhất là dùng cho thiếu nữ chưa quan hệ tình dục. Đặc biệt, bác sĩ Hùng nhấn mạnh dù có tiêm vắc xin đủ thì vẫn phải khám phụ khoa và làm xét nghiệm tế bào âm đạo hàng năm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!