Tiêm chủng cho con nhỏ là một việc làm quan trọng, cần thiết. Ngày nay có rất nhiều những điểm tiêm chủng được mở ra để phục vụ nhu cầu chăm sóc con của các bà mẹ bỉm sữa.
Thế nhưng cũng vì có quá nhiều cơ sở nên nhiều bậc cha mẹ thấy phân vân và lo lắng không biết địa điểm nào là uy tín, nhất là sau nhiều vụ việc trẻ bị nguy hiểm đến tính mạng sau khi được tiêm phòng.
Dưới đây là một số những địa chỉ tiêm phòng rất uy tin, được đánh giá cao tại Hà Nội để các mẹ tham khảo và lựa chọn ra cơ sở phù hợp nhất.
Tại Hà Nội:
1. Điểm tiêm chủng dịch vụ vắc xin thuộc BV Đa khoa Hà Đông
Địa chỉ: 2c Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024 3293 9092
2. Phòng tiêm chủng Vắc xin Safpo
Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3972 7071
3. Phòng tiêm chủng, xét nghiệm - 131 Lò Đúc, Hà Nội
Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3971 7694
4. Trung tâm tiêm chủng thuộc viện nhiệt đới TƯ
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3576 3491
5. Hệ thống tiêm chủng VNVC
Cơ sở 1: 180 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa (Cạnh ĐH Giao Thông Vận Tải)
Điện thoại: 024 3882 4666
6. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức
Địa chỉ: 207 Đường Phùng Hưng, P. Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 1900 969638
7. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE)
Địa chỉ: Số 1 phố Yec Xanh, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3971 6356
8. Phòng Tiêm Chủng Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế
Địa chỉ: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3768 5512
9. Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội cơ sở 1
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nộ
Điện thoại: 024 6259 7231
10. Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội
Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3834 3537
11. Phòng tiêm chủng bệnh viện đại học quốc gia Hà Nội
Cơ sở 1: 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 1900 6256
Cơ sở 2: 04BT8, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024 6651 4788
12. Bệnh viện Vinmec
Địa chỉ: Tại Hà Nội là bệnh viện Đa Khoa quốc tế Vinmec Time City tại 458 Minh Khai, Khu đô thị Times City, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3974 3556
13. Bệnh viện Việt Pháp
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3577 1100
14. Bệnh viện nhi trung ương
Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3834 3700
15. Trung tâm kiểm định vắc xin số 1 Nghiêm Xuân Yêm
Địa chỉ: số 1 Nghiêm Xuân Yêm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 1900 636 282
16. Trung Tâm Kiểm Dịch Y Tế Quốc Tế - Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế
Địa chỉ: 3 Phố Ông Ích Khiêm, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3733 9803
Tại Sài Gòn:
1. Trung tâm tiêm ở bệnh viện Nhi đồng 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh - phường 10, Quận 10.
2. Trung tâm tiêm ở bệnh viện Nhi đồng 2
Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Quận 1
Điện thoại: 08. 22103981
3. Trung tâm tiêm ở bệnh viện ở Viện Pasteur
Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3.
Điện thoại: 08. 38230352
4. Bệnh Viện Từ Dũ
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 8398 280
Những điều cha mẹ cần lưu ý trước khi cho con đi tiêm phòng:
- Trước khi đưa con đi tiêm chủng, phụ huynh cần chuẩn bị hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Thông báo với cán bộ y tế về tiền sử bệnh tật, tiền sử việc sử dụng thuốc của trẻ (nếu có), phản ứng sau tiêm chủng lần thứ nhất.
- Đồng thời, cha mẹ cần mang theo sổ tiêm chủng cho trẻ và thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như tiền sử sinh đẻ, bệnh tật, dị ứng thuốc, hóa chất và dị ứng thức ăn nhằm giảm thiểu các nguy cơ phản ứng sau tiêm.
- Cha mẹ cần vệ sinh thân thể trẻ sạch trước khi đến trung tâm tiêm phòng, điều này sẽ giúp cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng ngoài da. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.
- Cha mẹ còn cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói nhằm tránh trường hợp khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Cách theo dõi, chăm sóc con nhỏ sau khi tiêm cha mẹ cần nhớ:
-Mẹ cần thường xuyên đo nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt sau khi tiêm phòng.
- Lau người bằng khăn ấm đặc biệt là phần nách, bàn chân, bàn tay và phần bẹn của bé.
- Tăng cường việc cho bé bú sữa mẹ, uống nước để bù lại lượng nước đã mất khi sốt hoặc, có thể dùng oresol hay cháo muối loãng.
- Dùng đá lạnh chườm ngay chỗ viêm để giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu và đau nhức. Trước khi chườm lạnh, đừng quên rửa tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn và tốt nhất chỉ nên thực hiện cách này 2-3 lần/ngày vì trẻ có thể khó chịu và quấy khóc nếu bố mẹ làm liên tục.
- Ngoài ra, sau khi tiêm, bạn nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc quần áo bó gây cảm giác bí bách, khó chịu, nhất là vào những ngày nóng.
- Về chế độ ăn uống, thời gian này, bé thường có cảm giác chán ăn, do đó, hãy cho bé ăn những thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và đừng quên chia nhỏ bữa ăn ra.
Quan sát con nếu có những biểu hiện sau sau tiêm, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.
- Sốt cao từ 39 độ C trở lên.
- Người ốm yếu, sắc mặt nhợt nhạt.
- Trong trạng thái lơ mơ, bỏ bú, bỏ ăn.
- Khóc liên tục trong hơn 3 giờ đồng hồ.
- Nôn mửa, đại tiện ra máu.
- Xuất hiện phát ban.
- Co giật.
- Sốt liên tục trong hơn 48 giờ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!