Bệnh cúm ngày đông xuân: Không khó phòng, sao vẫn mắc?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Cúm là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bùng phát vào những khi giao mùa.

Bệnh cúm thường gặp

Tỷ lệ mắc bệnh cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em. Vi-rút cúm có thể tồn tại tới 48 giờ ngoài không khí.

Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và thân mật, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.

Phòng cúm không khó!

Tiêm phòng. Tiêm là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Có tới 7 lý do cần thiết để ai cũng phải tiêm phòng cúm, đặc biệt là phụ nữ có thai. Tuy nhiên, một số đối tượng không nên tiêm phòng cúm

Vệ sinh cá nhân. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

Hạn chế tới nơi đông người, như trường học, công sở, bệnh viện…

Bệnh cúm ngày đông xuân: Không khó phòng, sao vẫn mắc?

Cúm thường gặp khi giao mùa (Ảnh minh họa: Internet)

Không chung đụng đồ cá nhân. Bởi việc này sẽ dẫn đến lây nhiễm chéo cực nguy hiểm. Có 6 đồ dùng cá nhân không nên dùng chung

Chăm sóc người bệnh đúng cách, tránh bị lây. Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc người bệnh, nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Cảnh giác nếu có biểu hiện nghi ngờ. Đó là sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo rét run, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, rát họng, ho khan, mắt sung huyết đỏ, chảy nước mắt, nhìn chói

Sao vẫn mắc cúm?

Mắc cúm do không tiêm phòng. Những người không tiêm phòng cúm có nguy cơ cao mắc bệnh.

Mắc cúm do… hôn: Vi-rút cúm lây lan từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hôn nhau.

Tiêm rồi vẫn mắc. Thuốc chủng ngừa cúm phải mất khoảng một tuần mới có hiệu quả. Vì vậy nếu chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì rất có thể bạn đã bị cúm từ trước đó và vắc-xin phòng cúm sẽ không có hiệu lực.

Nguyên nhân khác có thể kể tới là cơ địa không đáp ứng với vắc-xin, do bảo quản vắc-xin không đúng, do nhiễm tuýp vi-rút cúm khác với vắc-xin ngừa cúm đã tiêm.

Tiếp xúc với người thể trạng yếu(người già, trẻ nhỏ, bà bầu). Đó là do cách chăm sóc không đúng nên người chăm bị lây bệnh từ người bệnh.

Không đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Cần tập thói quen đeo khẩu trang và giữ thật sạch sẽ để tránh tác dụng ngược.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!