Ai cũng nên trang bị cho mình những kiến thức này để dễ dàng đối phó với mùa cúm sắp tới

Mẹo hay - 04/19/2024

Mùa cúm là thời điểm mọi người dễ mắc cúm nhất trong năm. Nguy cơ ho dai dẳng và mệt mỏi do tình trạng này gây nên có thể khiến không ít người lo lắng.

Cách duy nhất vượt qua mùa cúm vừa an toàn vừa hiệu quả nhất là tiêm phòng. Trên thực tế, mỗi năm có hàng trăm nghìn người Mỹ phải nhập viện do bệnh này mặc dù hiệu quả của vắc-xin cúm thay đổi theo từng năm. Một nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vào năm 2018 cho thấy, tiêm phòng làm giảm nguy cơ mắc cúm ở người trưởng thành lên tới 82%.

Do đó, bạn đừng nên ngại ngần dùng vắc-xin nếu muốn bảo vệ bản thân khỏi mùa cúm sắp tới. Để biết khi nào có thể đi tiêm phòng, mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như mùa cúm sẽ kéo dài bao lâu hay khi nào xảy ra. Dưới đây là những từ vấn của các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về cúm cũng như cách bảo vệ bản thân tốt nhất trong mùa bệnh này:

Ai cũng nên trang bị cho mình những kiến thức này để dễ dàng đối phó với mùa cúm sắp tới

Mùa cúm diễn ra khi nào?

Nhìn chung, bạn có thể mắc bệnh này vào mọi thời điểm trong năm, không chỉ riêng mùa cúm. CDC đã xác định khoảng thời gian mọi người có nguy cơ phải đối mặt với cúm cao nhất thông qua xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, báo cáo nhập viện và hồ sơ khám bệnh. Mùa cúm là thời điểm số người mắc bệnh này gia tăng liên tục trong nhiều tuần.

Theo Alan Taege, bác sĩ kiêm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Phòng khám Cleveland, về cơ bản, nguy cơ nhiễm cúm bắt đầu gia tăng vào tháng 10-11 và có thể kéo dài đến tháng 5. Bệnh này có xu hướng lên đến đỉnh điểm, gia tăng đột biến vào tháng 12 và tháng 1 rồi kéo dài cho đến tháng 3. Tuy vậy, các chuyên gia không thể dự đoán chính xác khi nào mùa cúm sẽ bùng phát và giảm dần mỗi năm.

Ai cũng nên trang bị cho mình những kiến thức này để dễ dàng đối phó với mùa cúm sắp tới

Nhìn chung, bạn có thể mắc bệnh này vào mọi thời điểm trong năm, không chỉ riêng mùa cúm.

Tại sao bệnh này tăng đột biến trong những tháng lạnh?

Số người mắc trong những tháng lạnh gia tăng đột biến do virus cúm có khả năng sống lâu hơn trong không khí lạnh và khô. Ngoài ra, đây là bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp nên chúng sẽ lây lan nhanh trong môi trường không khí.

Mọi người có xu hướng tụ tập trong nhà vào các tháng mùa đông lạnh giá. Thói quen này cũng vô tình tạo điều kiện cho virus cúm phát tán trong không khí và gây bệnh. Richard R. Clark, chuyên gia y khoa, bác sĩ gia đình tại Cơ sở điều trị ngoại trú Tây Bắc Grayslake, Illinois cho biết, làm việc tại các khu vực công cộng như nhà ga, bến xe cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm.

Khi nào nên tiêm phòng cúm và bao lâu thì cần tiêm lại?

Mỗi năm, khoảng cuối tháng 8 tới giữa tháng 9 là thời điểm tiêm vắc-xin lý tưởng. Bạn cần phải tiêm trước khi cúm bùng phát để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ai cũng nên trang bị cho mình những kiến thức này để dễ dàng đối phó với mùa cúm sắp tới

Mỗi năm, khoảng cuối tháng 8 tới giữa tháng 9 là thời điểm tiêm vắc-xin lý tưởng.

CDC cũng đưa ra khuyến nghị, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vào cuối tháng 10 nhằm hạn chế nguy cơ mắc cúm. Cơ thể cần thời gian tự thiết lập hàng rào ngăn ngừa virus cúm. Do đó, sau khi tiêm vắc-xin, bạn sẽ mất từ 2-4 tuần để tạo đủ các kháng thể chống lại căn bệnh khó chịu này.

Tuy nhiên, nếu bạn không có cơ hội tiêm phòng cúm ngay trước mùa cúm, đừng quá lo lắng. Theo CDC, tiêm vắc-xin vào cuối năm vẫn có thể đem lại hiệu quả phòng bệnh do bạn hoàn toàn có nguy cơ nhiễm virus cúm quanh năm.

Tuy nhiên, Van Raabe, bác sĩ kiêm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở khoa nhi tại Tổ chức NYU Langone Health giải thích, hiệu quả của vắc-xin cúm không kéo dài cả năm, việc làm này chỉ có thể bảo vệ bạn tốt nhất trong ba tháng đầu và tác dụng sẽ giảm dần sau sáu tháng tiếp theo.

Do đó, một lần tiêm phòng cúm sẽ không bảo vệ bạn khỏi bệnh này trong năm sau. Ngoài ra, các vắc-xin phòng cúm cũng liên tục được phát triển để bắt kịp với sự biến đổi liên tục của virus.

(Nguồn: Health)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!