Bệnh dị ứng có thể nhầm với cảm cúm

Cần biết - 04/29/2024

Bệnh dị ứng là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng tới 20% người dân Việt Nam.

Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở khoảng 12 - 15 tuổi. Ở người lớn, tỉ lệ nam và nữ mắc bệnh như nhau, nhưng với trẻ em, trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái.

Dị ứng nhẹ rất phổ biến, gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Ở mức độ trung bình, bệnh gây ra nghẹt mũi, xung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, khó thở... khiến giấc ngủ bất thường, hạn chế khả năng học tập, làm việc.

Ở một số người, dị ứng với thức ăn, thuốc y dược có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người vẫn lầm tưởng các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi là bị cảm và vội sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt.

Bệnh dị ứng có thể nhầm với cảm cúm

Có nhiều tác nhân khác nhau gây viêm mũi dị ứng cho con người (Ảnh: Internet)

Các bác sĩ và dược sĩ nhiều khi cũng nhầm lẫn các biểu hiện khiến việc kê đơn thuốc không đúng, lại làm nặng thêm các triệu chứng dị ứng.

Để phòng các tác nhân gây dị ứng, cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, nguyên nhân gây khởi phát hen suyễn ở một số người. Giữ môi trường trong sạch, thường xuyên thay thảm, vải lót sàn, màn cửa, hút bụi bẩn.

Hạn chế tối đa nuôi chó mèo trong nhà hoặc cho chúng ngủ trên giường. Tránh các loại thực phẩm từng gây dị ứng và luôn mang theo thuốc dự phòng khi đã từng bị dị ứng như sốc phản vệ.

Khi điều trị bằng thuốc, cần có bác sĩ tư vấn. Các loại thuốc kháng histamin thế hệ 2 như Fexofenadine có thể được sử dụng làm giảm các triệu chứng viêm mũi và dị ứng về da hiệu quả.

>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng chung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!