Cách ăn uống tăng cường sức đề kháng

Thời sự - 04/28/2024

Thời tiết thất thường nắng mưa khiến cơ thể mệt mỏi, gia tăng các bệnh lý khác nhau. Chuyên gia đưa ra lời khuyên để bạn xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Lối sống lành mạnh

Theo PGS TS Nguyễn Thị Hoài An –Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt, trong vòng 2 tuần qua thời tiết thay đổi thất thường nhiều trường hợp phải nhập viện khám vì các bệnh lý kháu nhau trong đó viêm hô hấp khá phổ biến.

PGS An cho biết trong thời gian này cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung vitamin và khoáng chất. Để phòng bệnh, biện pháp lâu dài nhất, PGS An nhấn mạnh, đó là chọn lối sống lành mạnh như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, năng tập thể dục, cần kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu và đường máu thông qua việc kiểm tra sức khỏe 6-12 tháng/lần.

Đối với các bệnh gây thành dịch: Phải tiêm vắc-xin phòng dịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ.

Quan trọng nhất là cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng việc đảm bảo ăn uống hợp lý, đủ chất.

Cách ăn uống tăng cường sức đề kháng

PGS An tư vấn cách ăn uống tăng cường sức đề kháng

Mặc dù thời tiết thất thường gây mệt mỏi nhưng không nên bỏ bữa và cần uống nhiều nước, ngày uống khoảng từ 1,5 – 2,0 lít (uống ít một, không uống liền một lúc) và nên uống thêm nước trái cây (cam, chanh), nước ép các loại quả (dưa hấu, xoài, bơ).

Cần ăn thêm rau trong các bữa ăn chính (su hào, rau muống, cải, giá đậu) bởi vì, các nguồn sinh tố, chất xơ có trong rau, quả là rất có ích cho sức khỏe. Tuyệt đối không ăn rau sống, không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thực phẩm đã ôi thiu và không uống nước chưa đun sôi.

PGS An cho biết có thể sử dụng 5 tách trà đen mỗi ngày trong vòng 2 tuần có khả năng kháng lại các loại vi rút xâm nhập vào thân thể gấp 10 lần so với những người không có thói quen này. Vì các amino axit có trong trà có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng giúp bạn luôn có được sức khỏe dồi dào.

3 'thần dược' cho sức khỏe

PGS An chia sẻ ngoài các thực phẩm trên, mỗi người có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm sau để tăng sức đề kháng.

Bưởi: có thể giúp điều trị một số bệnh giao mùa như cảm lạnh, tan sỏi mật, tăng cường miễn dịch. Việc bạn dùng nước ép hay ăn bưởi đều tốt cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số trường hợp đang sử dụng các loại thuốc an thần hay cao huyết áp thì việc sử dụng nước ép bưởi có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể. Vì vậy khi đang dùng các loại thuốc trên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tỏi: Trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe. Tỏi có công dụng như phòng ung thư, chữa cảm cúm, chống viêm nhiễm…

Mật ong: Mật ong là một loại 'thần dược' chữa bệnh cho cơ thể. Mật ong có thể chữa được bệnh cảm cúm bằng cách đơn giản là hòa 2 thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm. Sau đó uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, có thể phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!