Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị

Bài thuốc dân gian - 05/15/2024

Triệu chứng chính của bệnh là ngứa, thường về đêm, ngứa ở vùng da non và mức độ ngứa tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người.

Tổn thương đặc hiệu của ghẻ ngứa là các rãnh ghẻ và mụn nước, thường khu trú ở những vùng da non như kẽ ngón tay, ngón chân, cổ tay, lòng bàn tay... có thể thấy những vết cào gãi, chám hóa.

Triệu chứng chính của bệnh là ngứa, thường về đêm, ngứa ở vùng da non và mức độ ngứa tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người...

Bệnh ghẻ ngứa do ký sinh trùng gây nên và hay gặp vào mùa hè. Người bệnh bị ngứa gãi nhiều dễ gây tổn thương, nhiễm khuẩn thứ phát và có thể gây biến chứng viêm cầu thận.

Bệnh ghẻ ngứa và cách điều trị

Ảnh minh họa

Chính vì vậy, các bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín để được khám và chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Trường hợp kẽ tay nổi mụn nước và ngứa có thể dùng các thuốc bôi đặc hiệu như: Diethylphatalate (D.E.P thuốc hay được sử dùng giá thành rẻ và ít độc tính (tuy nhiên không được dùng để bôi bộ phận sinh dục), Gama benzene hydrochoride 1% (Lindana), Permethrine 5% (Elimite), Benzoate de benzyl 25% (Ascabiol)…

Cần lưu ý khi bôi thuốc: chỉ bôi lên thương tổn, không bôi lên niêm mạc, và tránh bôi vào mắt, bôi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ thân thể và thay quần áo mới.

Số lượt dùng có thể 1 lần/ngày hoặc 2-3 lần/ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ. Bôi liên tục cho đến khi khỏi, có thể bôi thêm 2 tuần để phòng tái phát.

Ngoài dùng những thuốc bôi tại chỗ, cần dùng thêm những thuốc như: lvermetin 200/kg/ngày x 2 ngày hoặc hơn; thuốc kháng histamin, và các vitamin B, C theo chỉ định của bác sĩ.

Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể; quần áo, chăn màn phải được giặt và luộc sôi để tránh lây lan cho mọi người.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!