Giang mai là một trong những loại bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất, bao gồm cả quan hệ qua âm đạo, bằng miệng và qua đường hậu môn. Hiểu rõ về bệnh giang mai sẽ giúp bạn tự bảo vệ bản thân mình cũng như có đời sống tình dục lành mạnh hơn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Giang mai được xếp vào nhóm bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh do một loại vi khuẩn gọi là vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, chủ yếu lây truyền truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, căn bệnh này có thể truyền từ người này sang người khác do hôn quá lâu hoặc có sự tiếp xúc thân mật giữa cơ thể. Người bị nhiễm bệnh thường không nhận thức được là mình bị bệnh nên họ dễ dàng lây bệnh qua cho bạn tình.
Bệnh giang mai từng là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh này thường dẫn đến các căn bệnh nghiêm trọng và khó chữa như bệnh viêm khớp, tổn thương não bộ và mù.
Triệu chứng của bệnh giang mai
Những triệu chứng của bệnh giang mai thường rất khó nhận biết hoặc thậm chí không xuất hiện. Sau đây là những triệu chứng thường gặp khi bị giang mai:
- Xuất hiện vết loét nhỏ không gây đau đớn ở dương vật, âm đạo, xung quanh hậu môn hoặc thậm chí ở các bộ phận khác như miệng;
- Nổi các nốt ban đỏ ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân;
- Nổi các mụn da nhỏ (giống như mụn cóc sinh dục) ở âm đạo của nữ giới hoặc xung quanh vùng hậu môn ở cả nam lẫn nữ giới;
- Xuất hiện các mảng trắng ở miệng;
- Có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, sốt cao, sưng các hạch vùng cổ, vùng háng hay nách.
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị thì trong vài năm vi khuẩn có thể lan truyền đến não bộ và các bộ phận khác của cơ thể, để lại các biến chứng lâu dài.
Các giai đoạn bệnh giang mai
Bệnh giang mai gồm có 3 giai đoạn riêng biệt sau:
Giai đoạn đầu
Người mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu sẽ bắt đầu bị loét da. Trong giai đoạn này, các vết loét màu đỏ hình tròn sẽ xuất hiện ở vùng sinh dục hoặc trong và quanh khoang miệng trong thời gian 10−90 ngày (trung bình là 3 tuần) sau khi mắc bệnh, nhưng chúng thường không gây đau đớn. Thậm chí, dù cho bệnh không hề được chữa trị thì các vết loét cũng sẽ tự đóng vảy trong vòng 6 tuần.
Giai đoạn thứ hai
Bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn hai từ 6 tuần đến 6 tháng sau khi phát bệnh tùy theo thể trạng mỗi người. Trong giai đoạn này, người bệnh thường xuất hiện các nốt ban màu hồng hơi vàng chủ yếu ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
Tuy nhiên, các nốt ban này thường không giống nhau và có thể bị nhầm lẫn với các nốt ban do một số bệnh khác gây ra. Ngoài ra, tình trạng các mụn cóc có mủ xuất hiện ở vùng háng, đốm trắng nổi ở khoang miệng, sưng các hạch bạch huyết, sốt cao hay giảm cân không rõ lý do… cũng là những triệu chứng của giang mai trong giai đoạn này. Giống như giai đoạn phát bệnh, các vết loét cũng như đốm trắng sẽ tự hồi phục mà không cần điều trị.
Giai đoạn tiềm ẩn
Đây là giai đoạn bạn phải sống chung với bệnh mặc dù không có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu nào. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh của bạn sẽ tiến vào giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn thứ ba
Trong giai đoạn này, bệnh giang mai sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim mạch, não bộ, dây thần kinh. Các biến chứng này có thể dẫn đến liệt, mù lòa, sa sút trí tuệ, điếc, liệt dương và thậm chí dẫn đến tử vong nếu bạn không được chữa trị.
Bạn nên để những biểu hiện trên nếu xuất hiện trên cơ thể thì hãy đến gặp bác sĩ và chữa trị kịp thời bạn nhé!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 7 thời điểm bạn nên nói “Không” với tình dục
- Quan hệ đồng tính dễ lây bệnh tình dục: ngừa thế nào?
- 7 điều cho đời sống tình dục hạnh phúc và khỏe mạnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!