Bệnh nấm candida không phải là bất trị

Sống Khỏe - 11/24/2024

Nấm candida là một trong những sinh vật có hại. Khi phát triển quá mức có thể gây nên tình trạng nhiễm nấm candida.

Có rất nhiều loại nấm và vi khuẩn sống và phát triển trong da của bạn, hầu hết chúng không nguy hiểm. Cơ thể cần đa số các loại nấm và vi khuẩn trên để thực hiện các chức năng thông thường. Tuy nhiên một số loại nấm có thể gây nhiễm khuẩn nếu như chúng tăng sinh một cách không kiểm soát. Nấm candida là một trong những sinh vật có hại, khi phát triển quá mức có thể gây nên tình trạng nhiễm nấm candida.

Dấu hiện của bệnh nhiễm nấm candida

Khi bị nấm candida, bạn có thể thấy một số dấu hiệu trên da như nổi mẩn đó, phát ban, tróc vảy và sưng. Những dấu hiệu này tìm thấy được ở những vùng da tiếp xúc cũng như những vùng khó giữ khô như nếp da, vùng da dưới ngực, háng, nách, vùng da dưới ngón tay hoặc ngón chân và vùng da quy đầu.

Ngoài ra, nấm candida còn xuất hiện ở móng với các dấu hiệu như móng giòn, dễ gãy và móng mất đi độ bóng. Dưới móng cũng sẽ xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng.

Cách điều trị nấm da candida

Nấm da candida thường có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà, quan trọng nhất là vệ sinh đúng cách. Bạn cần làm sạch da thường xuyên và đừng để cho da quá ẩm.

Lượng đường trong máu bất thường cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm nấm candida. Vì thế bạn cần giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát bằng cách ăn với chế độ ăn ít đường và tập thể dục 30 phút/3  lần một tuần.

Trong những trường hợp nghiêm trọng của candida, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng các loại kem kháng nấm. Nếu như nấm lan rộng đến các khu vực bên trong cơ thể như cổ họng hay miệng, bạn có thể phải uống thuốc kháng nấm.

Các biện pháp phòng ngừa nấm candida ở da và móng

Phòng ngừa rất quan trong trong việc giữ cho móng và làn da được khỏe mạnh. Một cách để giảm sự nhiễm nấm là giảm lượng đường tiêu thụ. Điều này đặc biệt quan trọng đối  với những bệnh nhân bị tiểu đường

Ngoài ra giữ cho làn da và móng tay sạch sẽ cũng rất quan trọng. Bạn nên thay quần áo ẩm ướt hay bị ướt do mồ hôi, rửa tay bằng xà phòng và làm khô sau đó để tránh sự lây lan và tăng sự nhiễm nấm.

Đối với bàn tay cũng như bàn chân, bạn cần làm móng sạch sẽ, lựa chọn một tiệm làm móng có uy tín để giảm khả năng lây lan nấm từ người này sang người khác.

Khi đi đến những nơi công cộng như phòng tắm, hồ bơi, bạn nên đi dép thay vì đi chân trần.

Những người có hệ miễn dịch suy yếu, bệnh tiểu đường hoặc sức khỏe yếu phải đặc biệt chú ý khi nhiễm nấm candida. Nếu bị sốt và phát ban thì nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Candida có thể gây khó chịu nhưng hiếm khi đe dọa đến tính mạng. Một số dạng nhiễm nấm candida khác có thể mang tính nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Bạn nên biết cách phòng tránh cũng như điều trị khi mắc bệnh để hạn chế diễn tiến xấu của bệnh.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Có cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc ?
  • 12 vấn đề da liễu tiết lộ về sức khỏe của bạn
  • 5 vitamin phải có cho làn da khỏe mạnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!