Xơ cứng bì là bệnh tự miễn, hiếm gặp, nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa lý giải được, bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc điểm của bệnh là da dẻ cứng lại mất đi sự đàn hồi khi tiến triển nặng sẽ gây tổn thương thực quản, thận, tim, phổi. Đây là căn bệnh nặng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì sự phức tạp của bệnh cùng với việc chưa có thuốc điều trị dứt điểm mà chế độ ăn của những người mắc bệnh này cần được lưu ý. Các bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây củaLily & WeCare để biết được người mắc bệnh xơ cứng bì nên ăn gì nhé!
1. Bệnh xơ cứng bì là gì?
Bệnh xơ cứng bì, tên gọi đầy đủ trong y học là bệnh xơ cứng bì hệ thống tiến triển, là một bệnh tự dị ứng không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi tình trạng dày và cứng da do sự tích lũy các chất tạo keo, liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm ống tiêu hóa, tim, phổi, thận và mạch máu. Như tên gọi của bệnh, xơ cứng bì thường tiến triển nặng dần trong nhiều năm.
Có hai dạng xơ cứng bì chủ yếu là xơ cứng bì cục bộ và xơ cứng bì hệ thống:
Xơ cứng bì cục bộ
Xơ cứng bì cục bộ ảnh hưởng đến một phần cơ thể, thường là các tế bào da. Bệnh không gây hại đến các cơ quan khác. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh có thể sẽ tự khỏi, nhưng đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn, xơ cứng bì có thể phá hủy da của người bệnh.
Xơ cứng bì hệ thống
Xơ cứng bì hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm da, mô dưới da, mạch máu và các cơ quan nội tạng.
Cho đến nay vẫn chưa rõ, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu, nhưng trong đó người ta nghĩ nhiều các yếu tố mà bệnh có liên quan mật thiết như vai trò của các yếu tố miễn dịch, nội tiết, di truyền, môi trường, kể cả nghề nghiệp...
Đến thời điểm hiện nay thì y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân của bệnh xơ cứng bì xuất phát từ đâu và việc nghiên cứu này vẫn tiếp tục được chuyên gia trong giới y khoa tiếp tục.
2. Những triệu chứng sớm nhận biết của bệnh xơ cứng bì?
- Khi bị lạnh, các ngón tay chân bị tê buốt, đổi màu, không có cảm giác. Càng về sau thì chuyển sang màu tím tái, tay càng lạnh hơn, bị khô cứng và không thể nào duỗi thẳng ra được.
- Da dần mất độ đàn hồi, càng ngày càng dày lên, khó cầm nắm và khó gấp duỗi ngón tay như người bình thường. Nếu như trường hợp bị nặng thì không thể nào duỗi bình thường được.
- Các móng tay bị khô, rất dễ bị gãy và có nhiều khía. Các ngón tay co quắp lại, nhọn như những móng chim.
- Người bệnh bị khó thở, bởi vì khó thở lâu ngày nên dễ dàng dẫn đến bệnh phổi, ngoài ra thì những tổn thương về tim gây tràn dịch.
- Người bị bệnh thường chán ăn, mệt mỏi, không muốn tham gia những hoạt động tập thể, lâu ngày làm cho người bệnh cảm giác như bị tụt hậu, mặc cảm với những người xung quanh và thường không muốn mọi người biết bệnh tình của mình.
- Đối với những người bị bệnh ở da mặt, ban đầu có những dấu hiệu ngỡ như trẻ hóa, da dẻ căng hơn trước và không có nếp nhăn nhưng đó chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh xơ cứng bì.
3. Bệnh xơ cứng bì nên ăn gì?
Người bịxơ cứng bìnên ăn các loại thực phẩm sau:
- Những loại thực phẩm tốt cho phòng chống các bệnh chuyển hóa, miễn dịch như: cá, diếp cá, nha đam, cà chua, dưa chuột, ớt chuông, húng quế, hạt đậu đỗ các loại, hạt hạnh nhân, hạt điều, bí đỏ, trà xanh...
- Trong đó một số loại rau củ như rau húng, dưa leo, cà chua, ớt chuông ăn sống khá tốt.
- Các loại thực phẩm như đậu đỗ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều giàu Nitrit oxit giúp lưu thông mạch máu rất tốt cho bệnh nhân có hội chứng Raynaud. Sử dụng các hạt trên bằng cách ngâm với nước 2-3 giờ, bỏ vỏ rồi ăn sống.
- Bệnh nhân có các biểu hiện đau khớp nên ăn (không áp dụng với bệnh nhân Gút):
- Thịt heo, gia cầm, tôm, cua, sò, cá biển, lúa mì, lúa mạch...
- Bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất: D, B, K, acid folic, canxi, sắt...
- Sử dụng dầu thực vật loại chứa acid omega 3 như: dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ô liu...
Đặc biệt, những người bị xơ cứng bì nên dùng rau má trong chế độ ăn, uống hàng ngày, bởi rau má có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh này rất tốt. Một số công thức sinh tố rau má thơm ngon, dễ làm:
- Rau má tươi (50 - 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước sôi để nguội vào lọc bỏ bã. Có thể cho thêm vào một ít đường tùy khẩu vị.
- Sinh tố rau má và nước dừa tươi: Rau má tươi (50 - 80g) rửa sạch, giã hoặc xay nát, cho thêm nước dừa tươi vào lọc bỏ bã.
- Sinh tố rau má, đậu xanh: Đậu xanh (10g khô) ngâm nở, hấp chín, xay nhuyễn với một ít nước; sau đó cho rau má tươi (50 - 80g) xay cùng. Có thể cho thêm ít đường tùy khẩu vị. Phần bã rau má từ sau khi lọc ra lấy nước cốt, bệnh nhân có thể tận dụng để đắp ngoài giúp hỗ trợ phục hồi, tái tạo vùng da bị xơ cứng, loét hoại tử.
Xơ cứng bìgây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng lao động của người bệnh. Vì vậy, bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và theo dõi lâu dài, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!