Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh quai bị là 1 bệnh thường gặp của trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh nếu được xử lý và điều trị đúng phương pháp sẽ không để lại hậu quả gì cho trẻ. Vậy bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không? Có những cách chữa trị nào? Để các bậc phụ huynh hiểu về bệnh quai bị ở trẻ em thì hôm nay Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin về căn bệnh này ở trẻ em.

Bệnh quai bị là 1 bệnh thường gặp của trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh nếu được xử lý và điều trị đúng phương pháp sẽ không để lại hậu quả gì cho trẻ. Vậy bệnh quai bị ở trẻ em có nguy hiểm không? Có những cách chữa trị nào? Để các bậc phụ huynh hiểu về bệnh quai bị ở trẻ em thì hôm nay Lily & WeCaresẽ cung cấp thông tin về căn bệnh này ở trẻ em.

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Bênh quai bị là gì?

Bệnh quai bị (bệnh má chàm bàm) bị mắc phải do virus Paramyxovirus hoặc do siêu vi, bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 15 tuổi. Bệnh có khả năng lây nhiễm, do đó, những người xung quanh sau khi tiếp xúc với người bệnh cần chú ý.

Quai bị có thể xảy ra quanh năm nhưng bùng nổ thành dịch vào mùa đông xuân. Trong thời gian ủ bệnh từ 18 – 25 ngày, bệnh sẽ không có triệu chứng gì. Khi phát bệnh, người bệnh sẽ bị sốt 38 – 38,5 độ C, nhức đầu, chóng mặt, nôn và bị sưng vùng mang tai.

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

- Các dấu hiệu nổi bật của bệnh quai bị là sưng và đau ở tuyến mang tai – một đứa trẻ có thể trông giống như đang ngậm đầy đồ ăn trong miệng.

- Các tuyến ngày càng sưng và đau đớn trong khoảng thời gian 1-3 ngày.

- Cơn đau sẽ tồi tệ hơn khi trẻ nuốt, nói, nhai, hoặc uống nước ép có tính axit (như nước cam).

- Cả hai bên trái và bên phải tuyến mang tai có thể sưng cùng lúc, một bên sưng một vài ngày sau đó bên kia sưng, hoặc chỉ một bên sưng lên.

- Một số trường hợp hiếm, quai bị sẽ tấn công các vị trí khác của các tuyến nước bọt thay vì các tuyến mang tai. Nếu điều này xảy ra, sưng có thể được nhận thấy dưới lưỡi, dưới hàm, hoặc tất cả các lối dẫn xuống phía trước ngực.

Các triệu chứng xuất hiện trong tuần đầu tiên sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng lên bao gồm: sốt cao, cứng cổ, nhức đầu, buồn nôn và nôn, buồn ngủ, co giật, và các dấu hiệu khác liên quan đến bộ não

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Bệnh quai bị thường lành tính và có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em.

- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: 20-35% mắcbệnh quai bị sau tuổi dậy thì thường bị viêm tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn sau một đợt viêm sốt kéo dài khoảng 7 ngày. 50% các trường hợp teo tinh hoàn có thể làm giảm số lượng tinh trùng và gây vô sinh.

- Viêm buồng trứng: 7% các bé gái mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì có thể dẫn đến viêm buồng trứng. Tuy nhiên, nguy cơ gây vô sinh trong các trường hợp này thường rất hiếm gặp. (Theo SK&ĐS)

- Gây tổn hại hệ thần kinh, dẫn đến viêm màng não, viêm não hoặc mất khả năng điều hành tiểu não

- Nhồi máu phổi: Là biến chứng xảy ra sau viêm tinh hoàn, gây thiếu máu nuôi dưỡng phổi, dẫn đến hoại tử mô phổi.

Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Biện pháp phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ

Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vaccine chủng ngừa. Những bé từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm ngừa bệnh này. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.

Chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

- Khi phát hiện bé bị quai bị, mẹ nên cho con nghỉ học ở nhà để tránh lây nhiễm cho những bé khác.

- Theo dõi và điều trị sốt: Nếu bé sốt cao, mẹ nên cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp giảm đau, giảm sưng.

- Cho bé uống nhiều nước

- Cho bé ăn uống đầy đủ, nên lựa những thực phẩm mềm, dễ ăn, tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Chú ý vệ sinh mũi, miệng cho con mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Dùng khăn sạch và nước ấm lau người cho con.

- Nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt liên tục trong 3 ngày, sưng kéo dài lâu hơn 7 ngày

  • Bé cảm thấy đau dữ dội ở vùng bị sưng

  • Bé không ăn, uống được bất cứ thứ gì và bị mất nước

  • Bé bị co giật
    Trên đây là một số thông tin đáng chú ý về bệnh quai bị, hy vọng rằng sẽ là những thông tin bổ ích đối với những phụ huynh có con mắc bệnh quai bị nhằm đề phòng và chữa trị bệnh kịp thơi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!