Những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh quai bị (hay bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Bệnh quai bị rất phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em.

Bệnh quai bị (hay bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Bệnh quai bị rất phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị

Bệnh quai bị là gì?

Trong số những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em, đầu tiên các bậc phụ huynh cần hiểu được bệnh lây lan qua đường nào và độ tuổi nào dễ mắc bệnh nhất. Bệnh quai bị (hay bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và lưu hành ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt thường gây dịch vào mùa đông – xuân, thời điểm giáp Tết bởi thời tiết lạnh dễ khiến trẻ mắc bệnh hô hấp, trong đó có quai bị. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi học đường, phổ biến nhất với trẻ từ 5 – 14 tuổi và ít khi xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi nhờ sự nhiễm dịch thụ động từ mẹ truyền qua. Sau khi mắc bệnh quai bị, trẻ sẽ có miễn dịch bền vững tồn tại suốt nhiều năm nên hiếm khi tái phát.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị

Các triệu chứng của bệnh quai bị

Sau khi tiếp xúc với bệnh quai bị từ 14 – 24 ngày, trẻ thường sốt cao, thậm chí có thể lên tới 40 độ C; đau bụng; đau họng; chán ăn; đau đầu và nhức mỏi các cơ; ho hoặc sổ mũi. Sau đó, 1 hoặc 2 tuyến mang tai của trẻ bắt đầu sưng to trong khoảng 3 ngày rồi giảm dần. Vùng sưng do bệnh quai bị gây ra có thể lan ra tới hàm dưới, má hoặc thậm chí là vùng ngực gây phù xương ức.

Một trong những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bịlà khi thấy trẻ có hiện tượng sốt quá cao, đau nhức đầu, nôn mửa hoặc bộ phận sinh dục sưng to phải ngay lập tức đưa bé tới bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị sớm, bệnh quai bị ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn, viêm não – màng não. Trong đó, viêm tinh hoàn có thể khiến bé trai bị teo tinh hoàn, giảm mạnh lượng tinh trùng và có thể dẫn tới vô sinh.

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị

- Ngay khi phát hiện trẻ mắcbệnh quai bị, cha mẹ nên cho bé nghỉ học ở nhà để không lây bệnh cho những bé khác.

- Cho bé uống nhiều nước.

- Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ; cho bé ăn thực phẩm mềm và dễ ăn.

- Theo dõi và điều trị sốt: Nếu trẻ sốt cao, nên cho trẻ uống ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm sưng, giảm đau.

- Vệ sinh mũi, miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý; dùng khăn sạch và nước ấm để lau người cho bé.

- Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục trong 3 ngày, sưng kéo dài quá 7 ngày, vùng bị sưng đau dữ dội, trẻ không ăn uống được gì và bị mất nước, trẻ nên cơn co giật,... cần đưa ngay bệnh nhi tới cơ sở y tế gần nhất.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị

Cách điều trị và phòng tránh bệnh quai bị

Cách điều trị và phòng tránh để bệnh không tái phát cũng là những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em. Theo Cục Y tế Dự phòng, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh quai bị, nên phương pháp điều trị chủ yếu vẫn chỉ là tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí sớm những biến chứng. Cụ thể như sau:

- Không cho trẻ vận động nhiều, nhất là khi trẻ bị sưng tinh hoàn thì cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

- Cho trẻ ăn uống đủ chất và uống nhiều nước không nên kiêng khem quá. Khi bị quai bị, trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, dễ chán ăn nên phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt.

- Cho trẻ uống thuốc giảm đau, giảm sốt nếu bé quá đau.

- Giữ trẻ ở trong phòng kín, tránh gió vì gió sẽ khiến bệnh quai bị diễn tiến nặng hơn, tốt nhất là nên giữ trẻ trong nhà cho tới khi các vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm bớt. Lưu ý không cho trẻ mắc bệnh quai bịtới trường và các khu vực vui chơi công cộng để tránh lây bệnh cho những trẻ khác.

- Vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng và giúp trẻ tẩy uế, sát trùng các chất dịch tiết ra.

- Một trong những điều mà cha mẹ cần biết về bệnh quai bị mà thường được các bác sĩ nhấn mạnh là phụ huynh tuyệt đối không được tự ý đắp, bôi, phun cho trẻ các loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai chưa qua kiểm nghiệm để đề phòng nhiễm độc, nhiễm trùng.

- Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị quai bị.

- Chủ động gây miễn dịch bằng cách tiêm vắc xin cho trẻ. Lưu ý, vắc xin không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi và phải tiêm mũi nhắc lại khi trẻ lên 4 tuổi; trường hợp bé sống trong môi trường dịch bệnh có thể được tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi.

Tuy nhiên phụ huynh cũng cần nhớ không phải cứ tiêm vắc xin là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, tiêm vắc xin chỉ phòng bệnh được khoảng 80% nên sau đó, trẻ vẫn có thể mắc bệnh. Vì vậy, phụ huynh cần tự trang bị những điều cha mẹ cần biết về bệnh quai bị ở trẻ emđể sớm phát hiện triệu chứng bệnh và có cách điều trị phù hợp cho con em mình, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!