Trẻ bị quai bị cơ thể thường uể oải, sốt, tuyến nước bọt sưng phồng... nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí tử vong. Vậy trẻ bị quai bị thì bố mẹ phải làm sao? Cùng tham khảo bài viết đề tìm đáp áp cho câu hỏi này nhé!
Quai bị là gì?
Quai bị là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt do siêu vi trùng có tên Mumps thuộc giống Rubulavirus và họ Paramyxoviridae gây ra. Mặc dù là bệnh lành tính song khả năng lây lan rất cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu.
Với các trường hợp quai bị do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
Với những trường hợp quai bị virus, trẻ có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.
Trẻ bị sưng tuyến nước bọt khi bị quai bị.
Triệu chứng trẻ bị quai bị
Những dấu hiệu điển hình của trẻ bị mắc quai bị là:
Trẻ mắc bệnh quai bị có cảm giác khó chịu, kém ăn, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm. Sau khi bị mắc quai bị 1-2 ngày, tuyến nước bọt cũng sẽ bị sưng phồng.
Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần, có thể sưng 1 hay 2 bên. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài.
Những cơn đau đầu sẽ ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai đã bị sưng lên. Ở thời điểm này, trẻ nhỏ thường sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, chán ăn và có thể nôn. Triệu chứng đau đầu thậm chí vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.
Triệu chứng sưng phồng thường sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày.
Biến chứng khi trẻ bị quai bị
Biến chứng thường gặp nhất là viêm màng não. Đây là biến chứng lành tính, xuất hiện khi các triệu chứng sưng vùng mang tai đang giảm dần, trẻ sẽ đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi.
Nhiều phụ huynh lo lắng về biến chứng khác của quai bị là viêm tinh hoàn ở bé trai và viêm buồng trứng ở bé gái. Đây là biến chứng thường xảy ra ở tuổi dậy thì (hơn 7 tuổi). Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn. Biến chứng xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm.
Ở bé trai xuất hiện tình trạng sốt cao, đau đầu nhiều và đặc biệt là đau nhiều ở vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn), có thể một hay hai bên. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Đối với trẻ gái, biến chứng viêm buồng trứng sẽ biểu hiện đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán.
Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị quai bị
Bệnh quai bị ở trẻ thường diễn ra vào mùa lạnh, vì vậy các mẹ ở miền bắc có mùa xuân và đông lạnh cần đặc biệt chú ý hơn đến con trong khoảng thời gian này.
Khitrẻ bị quai bị cổ bé thường bị khô rát, ăn uống rất khó khăn nên cần chọn cho bé những đồ mềm, dễ nuốt, tốt nhất nên là các loại cháo, súp bổ dưỡng. Ngoài ra, các loại đỗ và rau xanh chứa thành phần dinh dưỡng cao cung cấp vitamin và thành phần khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
Cho bé uống nhiều nước và dùng thêm thuốc hạ sốt nếu bị sốt. Nếu bé bị sưng tinh hoàn cần nằm yên 1 chỗ, không nên chạy nhảy vận động nhiều.
Đối với bệnh quai bị ở trẻ mẹ cần cho bé kiêng gió, không ra ngoài cho đến khi các vùng sưng tấy giảm đi, đồng thời đây cũng là biện pháp cách ly không để cho bé lây bệnh cho những bạn khác.
Cha mẹ chỉ có thể giúp bé nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và vệ sinh cá nhân sạch sẽ chứ tuyệt đối không được tự ý bôi, đắp những loại thuốc không rõ nguồn gốc lên người bé và nên để trẻ nằm trong phòng tối, ít ánh sáng.
Các mẹ cần lưu ý, không cho trẻ bị quai bị ăn đồ chua, cay hoặc thực phẩm có chất kích thích. Các loại thực phẩm này làm quai bị sưng to khiến trẻ gặp biến chứng khó lường.
Phòng tránh trẻ bị quai bị
Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Các vắc xin quai bị đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị.
Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.
Vắc xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.
Hy vọng với thông tin trong bài viết trẻ bị quai bị thì phải làm sao trên đây, các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức quan trọng giúp chăm sóc cho bé yêu của mình an toàn hiệu quả phù hợp khoa học nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!