Thoái hóa cột sống là bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi và hiện đang ngày một trẻ hóa. Vị trí thoái hóa thường ở cổ, vai, gáy, thắt lưng... do chịu nhiều lực tác động dễ gây nên tổn thương sụn khớp ở cột sống. Khi tuổi ngày một cao, xương cột sống cũng sẽ bị bào mòn do thoái hóa. Bài viết dưới đây Lily & WeCaresẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh bệnh thoái hóa cột sống.
Bệnh thoái hóa cột sống
Cột sống đóng vai trò là trụ cột duy nhất cho cơ thể, là nơi tập trung các dây thần kinh quan trọng, mang lại cho con người khả năng vận động và chuyển động. Đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương do phải chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt, học tập, làm việc của con người. Nên khi tuổi ngày một cao thì xương cột sống cũng sẽ bị bào mòn. Đến khi không còn đủ sức để chống đỡ trọng lượng cơ thể sẽ gây nên tình trạng thoái hóa.
Còn theo Y học cổ truyền, cơ thể con người là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị Phong tà (gió độc) – Hàn tà (khí lạnh) – Thấp tà (độ ẩm) xâm nhập, làm tắc kinh lạc, khí huyết không được lưu thông trong kinh mạch, khiến máu không đi nuôi dưỡng được xương khớp, gây thoái hóa cột sống.
Ngoài ra còn do hư yếu của tuổi già. Càng lớn tuổi, xương và các đốt ít được nuôi dưỡng hơn gây nên đau, khó cử động. Gặp nhiều trong chứng Can huyết hư, Thận âm hư.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống có thể chia làm hai loại nguyên phát và thứ phát.
Nguyên nhân nguyên phát
Chính là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho cột sống không còn giữ được cấu trúc vững chắc và ổn định như ban đầu.
Thoái hóa cột sống phần lớn là do thiếu hụt canxi, thiếu hụt Glucosamine - thành phần chính kích thích sản xuất sụn khớp; thiếu hụt Colagen Typ II – thành phần giúp bôi trơn khớp và nghiêm trọng nhất đó là do thiếu một lượng lớn Proteoglycan - một trong những thành phần quan trọng có vai trò cấu tạo sụn khớp, giữ nước để làm trơn và nuôi dưỡng Collagen trong khớp.
Nguyên nhân thứ phát
Bao gồm các tác động từ bên ngoài như chấn thương, lao động nặng, chế độ ăn uống không khoa học, thừa cân béo phì, yếu tố di truyền...
Thoái hóa cột sống có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cột sống bắt đầu thoái hóa từ khi còn trẻ, sau đó tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, đây là nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.
Nếu không được điều trị đúng cách, những căn bệnh này sẽ diễn tiến rất nhanh gây đau nặng dai dẳng, làm giới hạn chuyển động của cơ thể, giảm khả năng lao động. Nghiêm trọng hơn, nhiều bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ liệt nửa người, tàn phế do áp lực chèn ép quá sâu lên rễ thần kinh. Chính vì thế, có thể nói điều trị sớm thoái hóa cột sống là chìa khóa giữ sức khỏe cột sống lâu dài.
Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống như: dùng thuốc, phẫu thuật, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu... Tuy nhiên, không có thuốc điều trị hết bệnh thoái hóa mà chỉ điều trị được triệu chứng cũng như kiểm soát quá trình thoái hóa.
Ở giai đoạn đầu, khi các cơn đau ít hoặc mới ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Nếu bệnh chuyển nặng, các cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tiếp nhiều ngày, bệnh nhân có thể điều trị thoái hóa cột sống theo triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, dùng Collagen Typ II, Glucosamine... kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm theo chỉ định của bác sĩ. Khi bổ sung Collagen Typ II vào cơ thể, hoạt chất này sẽ có tác dụng sản xuất ra các Proteoglycan – nguyên liệu chính để hình thành, tái tạo sụn khớp, đồng thời sản sinh ra các dịch để bôi trơn khớp.
Cũng có thể phối hợp các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng bằng cách hạn chế các tác động cơ giới quá mức lên cột sống. Dùng thuốc kê đơn với các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để gia tăng hiệu quả trị bệnh. Thế nhưng, về lâu dài, các bệnh nhân nên chuyển sang các phương pháp điều trị hoàn toàn bằng Đông Y để giảm thiểu tổn hại sức khỏe.
Để điều trị và ngăn ngừa tái phát hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng thêm các thành phần hỗ trợ như Cao rắn Hổ Mang; Bài độc hoạt Tang Ký sinh; Viên khớp Bách Xà... Cao Rắn Hổ Mang với việc cung cấp một lượng lớn axit amin dồi dào sẽ có tác dụng gia tăng tiết chất dịch để bôi trơn, giảm các tổn thương tại khớp. Bên cạnh đó, nhờ chứa các vị dược liệu kinh điển: Phòng phong, ngưu tất, quế chi, đương quy, cam thảo... nên bài Độc Hoạt Tang Ký Sinh sẽ phát huy tối đa tác dụng khu phong, trừ thấp, thông kinh, hoạt lạc. Tác dụng giảm đau, bôi trơn, tái tạo và phục hồi sụn khớp một cách nhanh nhất.
Ngoài ra người bệnh có thể dùng bài thuốc Đông Y từ cây cỏ cùng kết hợp với các phương pháp điều trị khác giúp cho quá trình phục hồi nhanh hơn và cũng giúp giảm đau cho người bệnh:
- Bài thuốc để uống: gồm sáu loại thảo dược, trong đó cây chìa vôi giữ vai trò chủ đạo, ngoài vị thảo dược chủ đạo trên, bài thuốc chữa trị bệnh còn có thêm 5 loại thảo dược phụ khác là cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cây hỗ ngươi (cây cỏ thẹn, cây mắc cỡ...) và lá lốt.
- Bài thuốc đắp: sử dụng lá cây chìa vôi ở dạng tươi bằng cách: Đem lá cây giã mịn, trộn thêm ít muối sống rồi cho hỗn hợp này vào túi vải, đắp lên vị trí bị đau nhức.
- Mỗi ngày uống từ 2-3 tách trà hoa cúc cũng là cách giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi của cơ thể đồng thời giúp tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn. Khi tinh thần vui vẻ, thoải mái, sảng khoái tự động cơ thể sẽ sinh ra một chất giảm đau tự nhiên có tên endorphin, từ đó các cơn đau nhức xương khớp sẽ dần dần giảm thiểu.
Châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt cũng là biện pháp chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y được rất nhiều phòng khám áp dụng, cho hiệu quả cao, có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sự chắc khỏe cho hệ xương khớp.
Trên thực tế, chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y tập trung điều trị từ căn nguyên của bệnh lý. Y học cổ truyền lại thường sử dụng các thảo dược tự nhiên để điều trị thoái hóa. Giúp lưu thông khí huyết ở cân xương, đẩy các tà khí ra ngoài đem cơ thể trở về trạng thái quân bình âm dương. Đồng thời các tạng phủ được bồi bổ và phục hồi chức năng, đem lại trạng thái chính thường, cơ thể khỏe mạnh. Các khí huyết từ đó cũng lưu thông dễ dàng, máu có thể đi nuôi các mạch bị tắc. Các vùng bị thoái hóa sẽ giảm đau và dần được phục hồi.
Thời gian điều trị của phương pháp này kéo dài, khiến cho bệnh nhân dễ chán nản. Nhưng đây được coi là phương pháp rất an toàn, chi phí điều trị cũng thấp hơn. Ngoài việc thăm khám định kỳ, người bệnh cũng cần chủ động tìm hiểu thêm thông tin kiến thức về bệnh lý. Từ đó bổ trợ cho việc điều trị bệnh thoái hóa của mình được hiệu quả hơn.
Có thể kết hợp Đông y với một số phương pháp vật lý trị liệu nhằm đẩy nhanh tiến độ phục hồi của cơ thể, cho hiệu quả lâu dài và hạn chế tái phát.
Biến chứng của thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hóa cột sốngnếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
- Các triệu chứng dây thần kinh bị chèn ép gây đau dọc từ cổ xuống vai, một hoặc cả hai bên cánh tay, chèn ép các thành động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt.
- Một số trường hợp đặc biệt có thể chèn ép vào tận trong tủy sống, biểu hiện bằng lưng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt các chi không vận động được.
- Chèn ép động mạch sống: gây hội chứng thiếu máu não cục bộ.
- Chèn ép hay gây tổn thương cho các rễ dây thần kinh tọa: gây đau thần kinh tọa, bệnh mạn tính đau đớn kéo dài và giảm vận động chân đau.
- Chèn ép tủy thắt lưng – cùng: gây bệnh lý tủy thắt lưng – cùng mạn tính do thoái hóa: các chi bị teo cơ, yếu bại, đại tiểu tiện không tự chủ, tàn phế.
Trên đây là các thông tin về bệnh thoái hóa cột sống mà Lily & WeCare cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng rằng sẽ đem lại những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Bài viết được Bác sĩ Đông Y bảo trợ thông tin
Hiền Trần
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!