Trong y học cổ truyền, thủy đậu được coi như là một loại ôn dịch, bệnh thủy đậu thường hay phát triển vào mùa xuân . Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh có nguy cơ lan rộng rất cao. Đặc biệt, khi bị thủy đậu, vấn đề tắm hay vệ sinh cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Vậy, bệnh thủy đậunên tắm lá gì cho nhanh khỏi và không để lại sẹo.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Trước khi tìm hiểu bệnh thủy đậu nên tắm lá gì, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem biến chứng nguy hiểm nào mà bệnh thủy đậu mang lại:
Nhiễm trùng tại vị trí các nốt thủy đậu
Khi các nốt có tình trạng vỡ hoặc xước, có thể gây ra viêm tấy, nhiễm khuẩn da, viêm mủ da, gây chốc lở hoặc thậm chí là có thể gây viêm cầu thận cấp... Nếu như không được điều trị kịp thời, các tổn thương sẽ lan rộng, ăn sâu vào da, để lại các vết sẹo lồi lõm, gây mất thẩm mĩ, thận chí nặng hơn nữa là gây viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu.
Viêm phổi
Biến chứng này thì thường gặp ở người lớn và thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 3 – 5 của bệnh. Biểu hiện như thở nhanh, sốt cao, tím tái, khó thở, ho ra máu, đau ngực. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân thậm chí có thể bị tử vong.
Viêm não
Bệnh thủy đậu có thể gây nên biến chứng viêm màng não vô khuẩn, viêm não nếu như không điều trị kịp thời. Khi gặp triệu chứng này thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 5 – 20%. Nếu may mắn được cứu sống thì có thể sẽ để lại di chứng rất nặng nề, hoặc là phải sống thực vật.
Đối với phụ nữ mang thai
Nếu mẹ bị thủy đậu từ 5 đến 2 ngày sau khi sinh thì bé dễ có nguy cơ cao là bị bệnh thủy đậu chu sinh, tỉ lệ tử vong lên tới 30%. Nếu như mẹ bị thủy đậu trước khi sinh khoảng trên 1 tuần với diễn biến lành tính, thì khi sinh, trẻ có kháng thể nên không nguy hiểm lắm. Còn nếu mẹ bị bệnh thủy đậu khi đang mang thai dưới 20 tuần, thì khi sinh con, tỉ lệ nhỏ là bé sẽ bị thủy đậu bẩm sinh.
Viêm màng não - biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu tắm lá gì cho nhanh khỏi và không để lại sẹo
Một vấn đề mà rất nhiều bệnh nhân thủy đậu quan tâm, lo lắng là những vết sẹo có thể bị để lại trên da sau khi hết bệnh. Chỉ sử dụng thuốc Tây thì không thể nào điều trị được hết những vết sẹo đó. Cho nên, Lily & WeCare xin giới thiệu với các bạn phương pháp điều trị bệnh thủy đậu bằng các loại lá, khi tắm các loại lá này thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi và không để lại sẹo trên da.
Lá kinh giới
Lá kinh giới từ lâu đã được biết đến là một trong các loại thảo dược đến từ tự nhiên, có tác dụng cao trong việc chống khuẩn, kháng viêm, làm khô đi các vết mụn một cách nhanh chóng. Dùng khoảng 100g lá kinh giới, đem đi rửa thật sạch, sau đó đun cùng với khoảng 3 lít nước trong thời gian 30 phút. Tiếp sau đó, pha thêm cùng với nước sạch để cho nước ấm. Dùng khăn mềm để lau người hoặc tắm nếu như thủy đậu đã bị bay hết.
Lá tre
Đây là một loại lá mang đến tác dụng giúp làm giảm đi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh thủy đậu. Bạn có thể sử dụng 1 nắm lá tre (lưu ý chọn loại lá sạch, đảm bảo độ an toàn). Đêm lá đi rửa thật sạch, rồi cho vào nồi đun cùng với 3 lít nước cho đến khi nước sôi. Pha nước này cùng với nước sạch để tắm, lau người sẽ khiến triệu chứng của bệnh thuyên giảm đi một cách nhanh chóng.
Lá sầu đâu
Sử dụng khoảng 300g lá sầu đâu, rửa sạch đi rồi đun với nước trong khoảng 30 phút. Pha nước này với nước lạnh, để cho ấm rồi tắm. Loại lá này có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm ngứa, đồn thời giúp các tổn thương ở trên da được phục hồi nhanh chóng hơn.
Lá sầu đâu.
Những lưu ý khi điều trị bệnh thủy đậu
Bên cạnh việc sử dụng các loại lá trên, khi chữa thủy đậu, Lily & WeCare khuyên bạn nên chú ý đến một số điều như sau:
- Điều trị bệnh kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nặng nề.
- Bệnh sẽ bị lây lan nếu như tiếp xúc với chất nhầy từ bên người bệnh thông qua da, quần áo hay tiếp xúc bằng nước bọt bằng đường không khí mỗi khi giao tiếp.
- Cần phải cách li khi bị thủy đậu, cho đến khi nào các nốt thủy đậu đã bị đóng vảy thì thôi.
- Chú ý thường xuyên vệ sinh thân thế để đảm bảo sạch da, tránh bị nhiễm trùng da trong quá trình điều trị bệnh.
- Bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Kiêng nước, kiêng gió và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Lily & WeCarechúng bạn mau khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh!
Phát hiện nhiều loại vi khuẩn lây lan qua tay vịn cầu thang, nhà vệ sinh
Bài thuốc từ rau mùi chữa thủy đậu cho trẻ
Thủy đậu biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Bệnh thủy đậu lây truyền như thế nào?
Có thể tắm khi bị thủy đậu không?
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!