Bệnh tiểu đường có hai loại chính: Loại 1 và loại 2. Cả hai loại đều làm tăng cao nồng độ đường trong máu nếu bạn không điều trị bệnh. Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn phải đặc biệt chú ý đến chế độ dưỡng của mình.
Các loại thức uống và thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vậy bạn nên uống gì và không nên uống gì?
Những loại thức uống tốt cho người tiểu đường
Nước lọc
Không nghi ngờ gì nữa, nước lọc luôn là một loại thức uống hoàn hảo. Nó là thức uống không calo, không chứa đường hay tinh bột. Việc cung cấp nước cho cơ thể cũng ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt tinh thần và thể chất vì mọi hệ thống trên cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động.
Đôi khi bạn cũng có thể nhầm lẫn cảm giác khát nước với cơn đói hoặc thèm ngọt. Điều này thường thúc đẩy bạn tìm đến nước ngọt hay nước trái cây. Nếu bạn cảm thấy thèm ngọt thì trước hết hãy thử uống một cốc nước để xem cơ thể bạn phản ứng thế nào đã nhé.
Sữa
Đôi khi cơ thể muốn nhiều hơn, không đơn giản chỉ là nước. Sữa có thể là một lựa chọn tốt. Sữa bò không béo hoặc sữa đậu nành, sữa gạo hoặc các loại sữa không đường có thể cung cấp calo, vitamin và khoáng chất. Điều quan trọng là bạn nên chọn loại sữa không đường.
Trà thảo mộc
Trà thảo mộc là một sự lựa chọn khác nhằm thay đổi khẩu vị thức uống của bạn. Bằng cách nấu thảo mộc cùng với nước đun sôi, bạn đã có một thức uống ngon miệng lại còn tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dùng gốc cam thảo. Loại thảo mộc này cung cấp một hương vị ngọt ngào tinh tế mà không làm tăng lượng đường trong máu.
Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng chiết xuất cam thảo có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường.
Nước ép trái cây
Các loại nước ép trái cây nguyên chất rất thích hợp với người tiểu đường. Tuy nhiên, vì nước trái cây cung cấp các loại đường từ trái cây, không phải là chất xơ, nên bạn cũng cần phải giới hạn lượng dùng.
Kiểm soát khẩu phần là chìa khóa để quản lý lượng carbohydrate khi uống nước trái cây trong bữa ăn. Uống nước trái cây có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu, nhưng nếu bạn kết hợp uống nước trái cây và ăn các loại thực phẩm khác có thể giúp ngăn chặn điều này.
Cà phê và trà có chừng mực
Có rất nhiều cuộc tranh luận về việc người tiểu đường liệu có nên uống cà phê hay không. Tiêu thụ cà phê có thể có tác dụng không mong muốn trong thời gian ngắn nhưng việc uống cà phê lâu dài cho thấy một số lợi ích.
Trong một mức độ chừng mực, cà phê và trà có chứa caffeine có thể cung cấp năng lượng mà không gây tăng lượng đường trong máu như các đồ uống khác. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại cà phê và trà có đường.
Những loại thức uống mà người bệnh tiểu đường nên tránh
Soda và nước tăng lực
Nước ngọt và đồ uống có đường khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2.
Đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, loại thức uống này cung cấp một lượng lớn đường mà không cần phải tiêu hóa nhiều. Nếu bạn uống soda mà không kết hợp với việc ăn uống lành mạnh sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Cách tốt nhất để phân bố đồng đều lượng carbohydrate cho cơ thể là bạn nên tránh các loại soda và nước tăng lực có đường.
Cocktail trái cây
Đây loại đồ uống có đường và có hương vị như nước ép trái cây, nhưng chúng thường chứa nhiều hàm lượng đường hoặc xi-rô ngô. Những thành phần này có thể gây tăng lượng đường trong máu giống như khi bạn uống soda.
Chúng cung cấp rất nhiều carbohydrate nhưng giá trị dinh dưỡng ít hơn so với các loại nước ép trái cây nguyên chất. Bạn có thể uống nước ép trái cây một cách điều độ và có chừng mực và nên tránh các lọai cocktail.
Thức uống có cồn
Những người bị bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ một lượng rất nhỏ thức uống có cồn.
Rượu có thể gây ra sự sụt giảm lượng đường trong máu. Đây có thể là một vấn đề đối với những người đang dùng thuốc làm tăng mức insulin của cơ thể.
Nếu bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình thì bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một ít đồ uống có cồn nhẹ.
Để cơ thể khỏe mạnh, bạn luôn cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh và một chế độ luyện tập đều đặn. Đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường, song song với việc điều trị thì việc ăn uống hợp lý là một điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh. Vì thế, để việc chữa bệnh đái tháo đường được hiệu quả hơn, bạn nên bổ sung những loại thức uống cần thiết cho cơ thể và tránh xa những đồ uống có hại nhé.
Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:
- 6 lợi ích của rượu bia khi – uống – đúng – liều – lượng
- Đâu chỉ uống sữa mới có thể làm xương chắc khỏe
- Đừng nghĩ nước ngọt không đường là tốt cho cơ thể!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!