Bệnh về đường tiêu hóa là những bệnh đang ngày càng phổ biến. Vậy những bệnh về đường tiêu hóa nào thường gặp nhất và cách điều trị chúng ra sao?
Các bệnh về đường tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mà còn cản trở bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số bệnh liên quan đến tiêu hóa phổ biến mà bạn cần lưu ý.
6. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng của đại tràng. Các dấu hiệu của bệnh thường rất đa dạng như táo bón, tiêu chảy, đau quặn bụng, đầy hơi,…
Việc điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào chế độ ăn. Bạn nên tránh dùng các sản phẩm từ sữa, rượu, caffeine, chất làm ngọt nhân tạo, các loại đậu, bắp cải và các thực phẩm sản sinh ra khí ga… Ngoài ra, tiêu thụ những thực phẩm ít chất béo nhưng giàu chất xơ cũng rất tốt đối với những người mắc bệnh này.
Các lợi khuẩn như probiotic có trong sữa chua men sống cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi mắc IBS. Căng thẳng cũng là một trong những nhân tố gây ra các triệu chứng ruột kích thích. Vì vậy, một số người thường dùng liệu pháp nhận thức − hành vi hoặc uống thuốc chống trầm cảm liều thấp để điều trị bệnh tốt hơn.
7. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các mạch máu của các mô xung quanh hậu môn bị căng quá mức và bị viêm. Bệnh này có thể gây đau và ngứa vùng hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh là do táo bón mãn tính, tiêu chảy, căng thẳng trong lúc đi ngoài và thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.
Bạn có thể điều trị bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên hơn. Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không giúp cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ, vì những trường hợp bệnh nặng cần phải phẫu thuật để cắt bỏ trĩ.
8.Bệnh túi thừa
Bệnh túi thừa là tình trạng mà các cấu trúc dạng túi phát triển trong ruột. Bệnh này khá phổ biến ở người lớn tuổi và hiếm khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số vấn đề với các túi thừa này nếu chúng bị chảy máu hoặc bị viêm (bệnh viêm túi thừa). Triệu chứng của bệnh này bao gồm chảy máu trực tràng, sốt và đau bụng. Béo phì là một yếu tố chính gây nên viêm túi thừa.
Viêm túi thừa nhẹ thường được điều trị bằng kháng sinh và áp dụng các chế độ ăn nhẹ. Chế độ ăn ít chất xơ có thể là nguyên nhân gây viêm túi thừa. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên bạn nên áp dụng một chế độ ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau quả trong việc điều trị bệnh.
Nếu các cơn đau nghiêm trọng tái phát thường xuyên, bạn có thể phải phẫu thuật để loại bỏ các túi thừa này đi.
9. Bệnh nứt hậu môn
Nứt hậu môn xảy ra khi một vết rách nhỏ hình bầu dục hình thành trong lớp niêm mạc của ống hậu môn.
Các triệu chứng của bệnh tương tự như các triệu chứng của bệnh trĩ, chẳng hạn như chảy máu và đau sau khi đi ngoài, có thể gây ra vết nứt. Không chỉ táo bón mà ngay cả khi bạn đi ngoài ra phân mềm hay lỏng cũng có thể gây ra những vết nứt ở hậu môn.
Thường phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng tiêu hóa này là một chế độ ăn nhiều chất xơ. Các loại thuốc để làm giãn các cơ thắt vùng hậu môn cũng như các thuốc gây tê cục bộ có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, vết nứt mãn tính cần phải được phẫu thuật.
Các vấn đề về tiêu hóa luôn là nỗi lo của nhiều người. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy ngăn ngừa bệnh bằng cách áp dụng các chế độ ăn thích hợp. Nếu gặp phải các dấu hiệu về tiêu hóa như trên, bạn hãy đến bệnh viện khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích
- Tại sao chất xơ cực kỳ quan trọng đối với cơ thể?
- Mách bố mẹ cách cân bằng vi khuẩn đường ruột cho bé
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!