Bị bướu cổ, chuyên gia nội tiết khuyên bạn cần xác định rõ 3 điều

Cần biết - 11/24/2024

Bướu cổ là bướu nhân lành tính. Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương), hầu như phụ nữ ai cũng có nhân tuyến giáp và không cần quá lo lắng.

Bị bướu cổ, chuyên gia nội tiết khuyên bạn cần xác định rõ 3 điều

Bướu cổ lành tính không nên phẫu thuật vội. (Ảnh minh họa)

Chị Lã Thị Hà (32 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đi kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ siêu âm tuyến giáp phát hiện có nhân tuyến giáp và chọc sinh thiết nhân để giải phẫu tế bào học xác định có ung thư hay không.

Chị Hà lo lắng về nhà mất ăn mất ngủ và tính chuyện đi phẫu thuật bỏ cái u tuyến giáp vì chị cứ nghĩ đến u là sợ. Tuy nhiên, khi đi tư vấn bác sĩ, chị Hà hết sức ngạc nhiên bác sĩ cho rằng u chị lành tính, chẳng cần phẫu thuật vì phẫu thuật nó lại mọc ra u khác.

Không riêng chị Hà, chị Vũ Quỳnh Nga (38 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) cũng kể chị bị u tuyến giáp 10 năm nay và năm nào chị cũng đi kiểm tra sinh thiết hai lần. Chị Nga bị u hỗn hợp nên mỗi lần u quá to chị thường chọc hút dịch. Bị u tuyến giáp khiến chị Nga luôn tự ti. Chị Nga đã quyết định mổ nhưng chỉ sau 3 năm sau chị lại sờ thấy có u ở cổ và đi kiểm tra bác sĩ cho biết u tuyến giáp mọc trở lại.

Theo PGS.TS.BS Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bướu tuyến giáp là bệnh phổ biến và ở nữ nhiều hơn ở nam rất nhiều.

Bướu giáp nhân là tổn thương dạng khối nằm trong tuyến giáp, được phân loại thành nhân lành tính và ác tính, trong đó đa số trường hợp là nhân lành tính. Việt Nam mỗi năm có khoảng 115.000 người đi khám và chữa bệnh bướu giáp nhân. Tỷ lệ phát hiện bướu giáp nhân gần đây tăng nhiều do người dân ngày càng có ý thức tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ.

Bướu giáp có nguyên nhân sâu xa là rối loạn hệ miễn dịch. Một người có thể bị bệnh này từ khi mới sinh hoặc xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 30 đến 55 tuổi. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp nhất là chế độ ăn uống thiếu iốt. Về giới tính, do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể nên phụ nữ thường dễ mắc các bệnh liên quan tới tự miễn hơn nam giới, do đó nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp và phát triển thành bướu giáp cao gấp 5 lần.

Các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh bướu giáp như gia đình có người bị bệnh tự miễn, phụ nữ mang thai, mãn kinh. Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng virus, thuốc tim amiodarone và thuốc lithium tâm thần, phơi nhiễm bức xạ do điều trị phóng xạ vùng cổ, ngực hoặc tiếp xúc với bức xạ trong thử nghiệm hạt nhân, tai nạn… đều làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này.

Khi bị bướu tuyến giáp, BS Bình cho rằng người bệnh không nên quá lo lắng và không cần phải phẫu thuật ngay. Theo ông, người bệnh có thể trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất: Tuyến giáp có ảnh hưởng tới chức năng các bộ phận khác của cơ thể không? Thứ hai: Có phải do tự miễn gây ra không? Thứ ba: U này có gây ung thư không?

Nếu sàng lọc qua ba điều trên đều không phải thì bệnh nhân không nên quá lo lắng, không cần phải phẫu thuật u tuyến giáp mà có thể điều trị nội khoa.

PGS.TS.BS Tạ Văn Bình cũng cho biết hiện nay thực tế nhiều cơ sở y tế đang lạm dụng phẫu thuật u tuyến giáp và điều trị hooc môn. Điều này biến người lành lặn thành 'thương binh'. Việc sử dụng hooc môn tuyến giáp nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch vô cùng lớn.

Người Mỹ ngày xưa đã mổ nhiều nhưng sau đó họ thấy “lợi bất cập hại” và từ năm 1990 lại đây họ không còn mổ nhiều như trước. Ở Việt Nam, khoảng 5-7 năm gần đây người ta mổ vô tội vạ, bệnh viện huyện, tỉnh cứ thấy bướu cổ là mổ. Hàng ngày, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân có những bệnh nhân đã phẫu thuật tới 3 lần u vẫn tái phát khiến bác sĩ xót xa cho bệnh nhân.

Nguyên Giám đốc Bệnh viện ung bướu Trung ương cho rằng bất cứ ai bị bướu cổ cũng phẫu thuật cắt bướu là việc điều trị không khoa học. Khi phát hiện u tuyến giáp, bệnh nhân chỉ cần sinh thiết, nếu lành tính thì không cần phẫu thuật mà cần theo dõi, điều trị nội khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!