Nhiều mẹ cảm thấy ghen tỵ thậm chí khó chịu khi lắng nghe những người mẹ khác khoe khoang về việc con họ ngủ ngon cả đêm như thế nào. Đối với nhiều mẹ, câu chuyện về những đứa trẻ sơ sinh có thể ngủ xuyên đêm đúng như là những giấc mơ.
Đối với nhiều mẹ, câu chuyện về những đứa trẻ sơ sinh có thể ngủ cả đêm đúng như là những giấc mơ (Ảnh minh họa).
Nhưng các chuyên gia nói rằng, về mặt sinh lý, trẻ sơ sinh có thể ngủ những giấc kéo dài từ 5 đến 6 giờ kể từ khi mới 3 tháng tuổi. Theo Hiệp hội Nhi khoa Canada, trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi không cần phải cho ăn đêm nếu trẻ thức dậy giữa đêm và như thế cả mẹ và con đều có được giấc ngủ liên tục. Tuy nhiên, theo bác sĩ nhi khoa Calgary Peter Nieman, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt nên rất khó để nói chính xác là khi nào bé sẽ bắt đầu ngủ ngon hơn vào ban đêm. Bé có thể bị thức dậy trong một số đêm do sự tăng trưởng mạnh mẽ, khó chịu ở bụng hoặc mọc răng. Và nhiều đứa bé còn không ngủ được suốt đêm cho đến khi gần 1 tuổi. Tuy nhiên, vẫn một số mẹo nhỏ được các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ có thể áp dụng để có thể giúp bé nhanh có được một giấc ngủ đêm tròn trĩnh hơn.
1. Đặt bé xuống khi bé lơ mơ buồn ngủ
Học cách tự ngủ là điều cần thiết để giúp bé ngủ những giấc dài hơn (Ảnh minh họa).
Thay vì đợi cho đến khi bé ngủ say, hãy đặt bé xuống khi bé mới lơ mơ buồn ngủ. Học cách tự ngủ là điều cần thiết để giúp bé ngủ những giấc dài hơn. Nếu bé quen với việc ngủ trên tay bạn thì khi bé tỉnh dậy vào ban đêm và nhận ra mọi thứ không như cũ, bé sẽ cảm thấy khó chịu và khóc thét lên và do đó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
2. Cho bé thời gian tự trấn tĩnh khi tỉnh giấc
Đối với những bé chỉ ngủ những giấc ngắn khoảng 40 phút, điều đó có nghĩa là bé cựa quậy thường xuyên trong đêm. Hãy cho bé một chút thời gian để tự mình trấn tĩnh và giải quyết vấn đề. Nếu phương pháp đó không hiệu quả, mẹ có thể thử một phương pháp khác dễ chịu hơn đó là cho bé bú hay uống sữa ngay lập tức. Hát ru nhẹ hoặc xoa bụng bé là những việc có thể giúp bé dịu lại và nhanh chóng trở lại giấc mơ.
3. Tạo thói quen đi ngủ
Khi bé được 4 tháng, mẹ có thể tạo ra những thói quen trước khi ngủ để bé quen với những tín hiệu đó và giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn (Ảnh minh họa).
Khi bé được 4 tháng, mẹ có thể tạo ra những thói quen trước khi ngủ để bé quen với những tín hiệu đó và giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tắm cho bé, kể một câu chuyện, nghe một bài nhạc nhẹ hay để ánh sáng mờ là những thứ mà nhiều cha mẹ đã áp dụng và thành công trong quá trình tạo thói quen cho bé đi ngủ.
4. Kéo dài thời gian giữa các cữ bú
Trẻ sơ sinh cần bú 2-3 giờ một lần nhưng bé sẽ từ từ kéo dài thời gian giữa các lần bú. Hãy lợi dụng sự thay đổi này bằng cách cho bé ăn ngay trước khi đi ngủ và mẹ biết chắc rằng bé đã bú no và có thể ngủ những giấc dài.
5. Đừng vội vàng cho bé ăn dặm sớm
Cho đến nay vẫn không có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn dặm sớm để giúp bé ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa).
Nhiều bậc cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm từ rất sớm vì họ nghĩ rằng con họ sẽ no lâu hơn và do đó sẽ thức dậy ít hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, thực tế là việc ăn dặm quá sớm có thể gây cản trở giấc ngủ của trẻ vì nó có khả năng gây ra hiện tượng dị ứng thức ăn và các vấn đề về tiêu hóa do bé còn quá nhỏ. Theo Hiệp hội Nhi khoa Canada, trẻ sơ sinh chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm cho đến khi được 6 tháng tuổi và cho đến nay vẫn không có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn dặm sớm để giúp bé ngủ ngon hơn.
6. Tuân theo các tín hiệu về giấc ngủ của bé
Thực tế cho thấy, những điều các bậc cha mẹ làm tốt nhất là khi họ tuân theo lịch trình của bé chứ không phải làm theo cách khác. Khi quan sát những dấu hiệu buồn ngủ của con mình như dụi mắt và ngáp nhiều bà mẹ đã giải mã được giấc ngủ và giờ ngủ thích hơp của con. Và khi đó, cha mẹ có thể lập kế hoạch cho toàn bộ lịch trình sinh hoạt của con bao gồm cả việc ngủ xuyên đêm.
Nguồn: Parent
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!