Bị stress nặng nên làm gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề rất căng thẳng, stress luôn là một rào cản gây khó khăn trong công việc của chúng ta. Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối như vậy, hãy cùng Lily & WeCare thử những cách giảm stress sau để giúp bạn có được một cuộc sống thật thoải mái và gặt hái thành công trong công việc.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề rất căng thẳng, stress luôn là một rào cản gây khó khăn trong công việc của chúng ta. Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối như vậy, hãy cùng Lily & WeCare thử những cách giảm stress sau để giúp bạn có được một cuộc sống thật thoải mái và gặt hái thành công trong công việc.

Dấu hiệu của stress

Những triệu chứng của stress rất nhiều. Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là mệt mỏi. Tiếp đó người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh thần và thể xác... Họ mất khả năng tự đánh giá mình và thường xuyên cáu giận.

Một số dấu hiệu thông thường cảnh báo bệnh stress:

- Dễ dàng mệt mỏi và thường rất khó dậy vào buổi sáng.

- Có cảm giác làm việc ngày càng nhiều hơn nhưng kết quả ngày càng tồi tệ.

- Bạn có cảm giác rằng những nỗ lực trong công việc của bạn không được mọi người chú ý

- Thỉnh thoảng quên những cuộc hẹn.

- Hay cáu giận.

- Ít gặp người thân và bạn bè thân thiết.

Những dấu hiệu này có thể là chưa đầy đủ để bạn nhận ra mình bị stress và biểu hiện stress có thể không giống nhau ở mỗi người. Điều quan trọng là chúng ta hãy biết lắng nghe cơ thể mình.

Bị stress nặng nên làm gì?

Một số cách giảm stress

Làm cho máu lưu thông

Mỗi ngày bạn nên bỏ ra ít nhất 45 phút cho việc tập luyện thể dục. Ví dụ như đi bộ, hít thở không khí trong lành, chơi thể thao, tập yoga...

Hãy để ra thời khóa biểu cho riêng mình

Hãy để đồng hồ báo thức vào buổi sáng ở một giờ nhất định và hãy ăn sáng thường xuyên. Bạn sẽ dậy đúng giờ và có một thói quen sinh hoạt đều đặn. Hầu hết mọi người đều thú nhận rằng "Nếu như đi làm mà không ăn sáng, tôi thường bị đau đầu và rất dễ bị stress".

Hãy phục tùng các giác quan của bạn

Hãy tạo cho mình một thói quen làm một công việc gì đó một cách đều đặn mỗi ngày. Ví dụ như: sau giờ làm việc căng thẳng, hãy cắm một ngọn nến trên bàn ăn, ngửi một bông hồng trước bữa ăn, chơi một trò chơi nào đó để giải tỏa sự căng thẳng của bạn.

Thi vị hóa cuộc sống

Hãy trở nên lạc quan và yêu đời trước mọi việc. Những ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể cùng người thân đi du lịch, thăm thú những danh thắng nổi tiếng trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới.

Tung bóng

Cầm 3 hay nhiều quả bóng trên tay rồi tung và hứng. Khi bạn tung lên và hứng được những trái bóng bay lơ lửng, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái như mình vừa làm được một điều kỳ diệu vậy. Bạn hãy cứ thử xem.

Hãy cười thật nhiều

Hãy cười thật to và sảng khoái nếu có thể, mọi sự mệt mỏi sẽ tan biến. Hãy học cách hài hước và đừng tiết kiệm nụ cười, nó là "10 thang thuốc bổ" của bạn đấy.

Đi du lịch

Hãy biết tận hưởng và nhìn nhận những thay đổi của thế giới xung quanh mình. Nếu có điều kiện, bạn hãy đi du lịch trong và ngoài nước cùng với người thân. Những thắng cảnh đẹp cùng với con ngươi mới, phong tục tập quán mới sẽ kích thích trí tò mò và óc quan sát của bạn. Nó là giải pháp tốt nhất để thay đổi tâm trạng chán chường và mệt mỏi của bạn sau những tháng ngày làm việc căng thẳng.

Bị stress nặng nên làm gì?

Hãy tự thỏa mãn mình

Mỗi khi công việc làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và stress dồn nén, hãy "nuông chiều" mình bằng cách thưởng cho mình một thú vui thích nào đó. Bạn đừng bắt mình phải phục tùng theo một chế độ cứng nhắc nào nếu như thời điểm thực hiện không thích hợp. Hãy thử "phá lệ" một lần xem.

Đừng ngần ngại dựa dẫm vào người khác

Khi cảm thấy stress, bạn cần có một chỗ dựa, cần một người để chia sẻ. Hãy tìm đến những người bạn, những người thân thương nhất để được sẻ chia và nhận những lời khuyên của họ. Họ sẽ vỗ về và có thể là liều thuốc tốt nhất với bạn lúc đó.

Lưu lại những hình ảnh gây cho bạn sự thích thú

Hãy lưu lại những khoảnh khắc, những câu nói yêu thương của người thân hay một hình ảnh ấn tượng đậm sâu trong tâm hồn bạn. Mỗi khi nghĩ lại, bạn lại tìm thấy sự đồng cảm và ý nghĩ biết bao nhiêu.

Các phương pháp thư giãn, là giúp cho bệnh nhân tự ý làm chủ các hoạt động tự động vì thế làm giảm sự tăng hoạt động (ở trạng thái kích thích), trầm tư cũng là dạng thư giãn đặc biệt giúp cho bệnh nhân giảm lo âu, suy nghĩ tập trung hơn. Một vài bệnh nhân có thể dùng phương pháp thôi miên làm tăng hiệu quả của thư giãn.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Lily & WeCare muốn chia sẻ cho bạn đọc, để biết cách thư giãn và giảm stress nặng vào mỗi thời điểm khác nhau trong ngày khi cơ thể mệt mỏi, áp lực. Nếu bạn đang gặp phải stress, hãy thử áp dụng một trong số những cách trên, có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt cho bạn.

Xem thêm:

  • Stress có thể khiến cho bạn bị ung thư điều này có tin được không?
  • 4 loại trái cây rất tốt cho người bị mất ngủ hay stress

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!