Nhữngbiến chứng khi mang thaicó thể vô cùng nguy hiểm nếu như mẹ bầu không có những hiểu biết nhất định khi mang thai và có những phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là những biến chứng khi mang thai phổ biến nhất mà tất cả các mẹ bầu cần phải biết trong giai đoạn 9 tháng mang nặng đẻ đau này.
Sảy thai
Sảy thai được coi là biến chứng nguy hiểm và đau lòng nhất khi đang mang thai. Đa số các ca sảy thai diễn ra vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Nguyên nhân của các ca sảy thai đó là do các nhiễm sắc thể bất thường trong trứng đã thụ tinh. Dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất của sảy thai đó là âm đạo ra máu bất thường, do đó nên khi thấy có hiện tượng này, các mẹ bầu cần ngay lập tức tới các cơ sở y tế để kiểm tra.
>>> Xem thêm: Sảy thai và những điều cơ bản cần biết
Sinh non
Sinh non là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của trẻ sơ sinh như các bệnh lý nguy hiểm, trẻ sinh non có nguy cơ thiểu năng hoặc dị tật, thậm chí là tử vong. Dấu hiệu sinh non đó là mẹ sẽ thấy các cơn co thắt thường xuyên ở cổ tử cung làm cho cổ tử cung giãn nở và mở rộng trước 36 tuần thai. Nếu thấy tử cung bị đau và co thắt thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh non.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh sinh non
Tiền sản giật
5% phụ nữ mang thai bị mắc tiền sản giật, và tỷ lệ này còn cao hơn ở những phụ nữ trong giai đoạn gần sinh. Tiền sản giật nhẹ nếu được chăm sóc đúng cách thì không có gì đáng lo ngại, em bé vẫn được sinh ra một cách khỏe mạnh tuy nhiên nếu thai phụ không được chăm sóc cẩn thận, bệnh biến chứng thành tiền sản giật nặng thì sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
Thiếu ối
Túi ối đầy chất lỏng trong bụng mẹ có chức năng bảo vệ và hỗ trợ thai nhi phát triển. Thiếu ối là tình trạng túi ối có quá ít chất lỏng. Nếu đi khám và được chẩn đoán là ít nước ối, mẹ cần phải theo dõi tình trạng này thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của em bé trong bụng
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là một biến chứng khi mang thai hay gặp ở nhiều phụ nữ. Do vậy, các mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám và kiểm tra lượng đường huyết vào tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ. Nếu bị mắc bệnh tiểu đường thì cần phải được theo dõi chặt chẽ và có những chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát lượng đường cũng như đảm bảo con sinh ra được khỏe mạnh.
Nhau bám mặt sau có làm sao không?
Những điều mẹ cần biết về tăng cân khi mang thai
Di chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị ngạt do sặc nước ối
Ra máu âm đạo ba tháng cuối thai kỳ cảnh báo điều gì?
Ca sinh mổ thường kéo dài trong bao lâu?
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng khi mang thai nguy hiểm và thường gặp nhất. Trong trường hợp này, cần phải phát hiện sớm để có biện pháp điều trị vì phôi thai quá lớn sẽ làm vỡ ống dẫn trứng gây chảy máu, thậm chí là tử vong. Dấu hiệu có thai ngoài từ cung là khi ống dẫn trứng vỡ, thai phụ sẽ bị đau và choáng dữ dội, da tái xanh, mạch nhanh và yếu, huyết áo tụt. Biện pháp duy nhất trong trường hợp này đó là chấm dứt thai kỳ.
Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai nằm ở vị trí thấp hơn bình thường, bên cạnh hoặc bao quanh cổ tử cung. Nhau tiền đạo sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như sinh non hoặc sảy thai nếu như mẹ phát hiện ra ở những tháng cuối thai kỳ. Cách duy nhất để đảm bảo tính mạng và an toàn cho cả mẹ và bé trong trường hợp này đó là sinh mổ.
Trên đây là những biến chứng khi mang thai phổ biến nhất mà các mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi đang trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày này. Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như các dấu hiệu của từng biến chứng sẽ giúp cho các mẹ bầu sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường, từ đó có những biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời, đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho cả hai mẹ con.>>> Xem thêm: Phòng ngừa các biến chứng khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!