Biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn rụng trứng

Sức khỏe sinh sản - 04/27/2024

Rối loạn rụng trứng được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ bị hiếm muộn và vô sinh.

Tình trạng rối loạn rụng trứng là gì?

Rụng trứng là khi một trứng (đôi khi nhiều hơn một trứng) đạt đến một kích thước nhất định, được giải phóng ra khỏi buồng trứng và bị cuốn vào ống dẫn trứng về phía tử cung. Đây là thời gian dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

Rối loạn rụng trứng là tình trạng các chu kì rụng trứng bị gián đoạn, không đều thường do hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc hoàn toàn không có rụng trứng trong suy buồng trứng do nguyên nhân bất thường hoạt động nội tiết của hệ thần kinh trung ương.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và các yếu tố khác như thói quen sống, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt tình dục…  có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết và tác động đến chu kì rụng trứng, gây ra tình trạng rối loạn rụng trứng.

Biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn rụng trứng

Rụng trứng là khi một trứng đạt đến một kích thước nhất định bị cuốn vào ống dẫn trứng về phía tử cung (Ảnh minh họa: Internet)

Rối loạn rụng trứng gây ung thư và vô sinh

Một khi rối loạn rụng trứng xảy ra sẽ dễ dẫn đến sự mất cân bằng progesterone. Tình trạng rối loạn rụng trứng nếu kéo dài mà không được điều trị có thể gây rối loạn trao đổi chất của các hoóc-môn sinh dục, làm tăng sản nội mạc tử cung, hoóc-môn progesterone không có sự đối kháng theo chu kì đồng thời còn dễ gây các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung...

Để điều trị tình trạng rối loạn rụng trứng, sau khi tiến hành làm các bước thăm khám và xét nghiệm chẩn đoán, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ kích thích buồng trứng để có thể lấy được trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm. Đặc biệt, bệnh nhân có tuổi đời càng trẻ, việc điều trị càng sớm thì khả năng thành công càng cao. Do đó, các chị em phụ nữ nên biết cách tự nhận biết ngày rụng trứng của mình để biết chu kì rụng trứng có đều hay không và phát hiện sớm sự rối loạn rụng trứng nếu có.

Cách tự nhận biết ngày rụng trứng

Thông thường, trong những ngày rụng trứng, cơ thể của chị em phụ nữ sẽ có một số những biểu hiện nhất định. Vì vậy, bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu đó để xác định được ngày rụng trứng và tình trạng rụng trứng.

Biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn rụng trứng

Một khi rối loạn rụng trứng xảy ra sẽ dễ dẫn đến sự mất cân bằng progesterone (Ảnh minh họa: Internet)

- Tình trạng chất nhầy cổ tử cung: Theo chu kỳ kinh nguyệt, chất nhầy cổ tử cung sẽ có những thay đổi tăng về khối lượng và kết cấu. Những sự thay đổi này sẽ phản ánh mức độ gia tăng lượng hoóc-môn estrogen của cơ thể. Ở nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, nếu chất nhầy cổ tử cung ở dạng như keo, có thể kéo giãn (giống với lòng trắng trứng sống) thì điều này cho thấy bạn không rụng trứng.

- Cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới: Có khoảng 1/5 phụ nữ sẽ có cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới khi rụng trứng. Cảm giác khó chịu này dao động từ nhẹ đến nhói đau và có thể kéo dài từ một vài phút cho đến vài giờ.

- Kiểm tra thân nhiệt: Thông thường sau khi rụng trứng từ 2 - 3 ngày, thân nhiệt của người phụ nữ thường tăng lên khoảng 0,4 - 1 độ. Nhiệt độ tăng đột biến này cho thấy rằng bạn đã rụng trứng, vì việc giải phóng một trứng sẽ kích thích sản sinh ra hoóc-môn progesterone và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu muốn áp dụng cách này, bạn nên lập biểu đồ nhiệt độ của cơ thể bằng cách đo thân nhiệt vào mỗi buổi sáng trong vòng một vài tháng.

Thu Hoài

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!