Biến chứng tiểu đường đến xương khớp: Ngăn ngừa sớm kẻo tàn phế!Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Nhắc đến chứng đau xương khớp, nhiều người tiểu đường thường lầm tưởng do bệnh tuổi tác. Tuy nhiên, đây có thể là biến chứng tiểu đường mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng tay chân, thậm chí tàn phế.

Nhắc đến chứng đau xương khớp, nhiều người tiểu đường thường lầm tưởng do bệnh tuổi tác. Tuy nhiên, đây có thể là biến chứng tiểu đường mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến dạng tay chân, thậm chí tàn phế.

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, ở người bệnh tiểu đường, quá trình rối loạn chuyển hóa đường, chất béo, chất đạm sẽ dẫn đến biến chứng trên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến tim, mắt, thận, thần kinh, tiểu đường còn gây tổn thương hệ thống xương khớp. Vì thế, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu vì sao tiểu đường biến chứng đến xương khớp, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa nhé!

Nguy cơ mắc bệnh xương khớp do tiểu đường

Theo GS. Quang, bệnh tiểu đường có thể tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp ở người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 theo nhiều cách:

– Rối loạn chuyển hóa đường, chất béo, chất đạm gây lắng đọng collagen tại các khớp, đặc biệt là các khớp vận động như ngón tay, bàn tay, đầu gối. Lượng collagen cao sẽ khiến các khớp bị co rút, khó vận động.

– Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh điều khiển hoạt động và mạch máu nuôi dưỡng các khớp xương.

– Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch kém cộng thêm môi trường đường máu cao làm tăng nguy cơ viêm khớp.

– Tình trạng thừa cân (thường xảy ra ở người mắc tiểu đường tuýp 2) gây áp lực lên các khớp xương.

– Người mắc bệnh tiểu đường thường có mật độ xương thấp hơn người bình thường nên nguy cơ bị loãng xương, gãy xương cũng cao hơn.

Ban đầu, người bệnh tiểu đường bị biến chứng trên xương khớp có thể chưa có triệu chứng đau đớn rõ rệt mà chủ yếu là cảm thấy khớp tay chân bị cứng, khó cử động. Nhưng càng để lâu, người bệnh sẽ càng bị đau buốt, các khớp cong quặp và biến dạng.

Theo thống kê, khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường trên 5 năm đều gặp phải biến chứng cơ xương khớp. Biến chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt tuổi càng cao khả năng bị biến chứng càng lớn.  

Biến chứng xương khớp do tiểu đường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu để tránh điều trị sai khiến bệnh càng thêm nặng.  

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường biến chứng đến xương khớp

Biến chứng tiểu đường đến xương khớp: Ngăn ngừa sớm kẻo tàn phế!Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Biến chứng tiểu đường có thể khiến bàn tay khó co duỗi

Dấu hiệu nhận biết các biến chứng tiểu đường đến xương khớp rất đa dạng, điển hình như co quắp ngón tay, bàn tay khó co duỗi, đau cứng khớp gối, khó cử động xoay hay dang rộng khớp vai… Tuy nhiên, người bệnh thường ít bị sưng, nóng hay đỏ tại các khớp.. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giúp phân biệt biến chứng xương khớp do bệnh tiểu đường và các bệnh xương khớp khác.

Ngoài ra, tùy theo từng biến chứng, người bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết riêng. Cụ thể:

• Hội chứng ngón tay lò xo (ngón tay cò súng): Ngón tay bị co cứng, gập lại như động tác bóp cò súng. Người bệnh không thể tự duỗi thẳng ngón tay, mà phải dùng bàn tay khác bẻ từng ngón.

• Hội chứng bàn chân chim (bệnh dupuytren):Các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên, khiến các ngón tay hay cả bàn tay bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim.

• Hội chứng đông cứng khớp vai:Khoảng 20% người tiểu đường gặp phải biến chứng này với các triệu chứng như khó dang rộng, xoay vai ra trước sau hay đưa tay lên cao quá đầu. Thậm chí bệnh còn gây đau âm ỉ.

• Bàn chân Charcot:Ban đầu chỉ có dấu hiệu là những vùng da sưng đỏ bất thường trên da bàn chân kèm cảm giác tê bì, ngứa ran. Nhưng lâu dần bàn chân sẽ từ từ biến dạng. Lòng bàn chân cong thành hình võng, ngón chân quặp về bên trong.

• Hội chứng vai tay: Hội chứng này khiến người bệnh đau dọc từ vai xuống bàn tay và các ngón tay, gây đau dữ dội kèm theo triệu chứng bàn tay đỏ tím, sưng phù và teo cơ ở giai đoạn muộn.

• Hội chứng ống cổ tay, cổ chân: Hội chứng này gây tê nhức, đau đớn ở bàn tay hoặc bàn chân, đặc biệt khi vận động, gấp duỗi cổ tay, cổ chân liên tục như cầm nắm đồ vật, lái xe, đánh máy tính…

• Loãng xương: Tình trạng này thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1. Người bệnh bị đau âm ỉ vùng lưng, đau dọc xương sống và lan ra hai bên, có cảm giác nhức ở bên trong xương, đôi lúc kèm theo chuột rút. Cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi như nằm hoặc ngồi, tăng cảm giác đau khi đứng, ngồi lâu hoặc vào thời điểm nửa đêm gần sáng.

Khi xuất hiện tình trạng đau mỏi hay co cứng xương khớp, bạn đừng bỏ qua nguyên nhân biến chứng tiểu đường mà hãy thăm khám bác sĩ sớm. Bạn xử trí càng sớm, cơ hội lành bệnh càng cao.

Cách phòng ngừa và cải thiện biến chứng xương khớp do tiểu đường

Biến chứng tiểu đường đến xương khớp: Ngăn ngừa sớm kẻo tàn phế!Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp phòng ngừa biến chứng xương khớp

Yếu tố chính trong quá trình phòng ngừa và cải thiện biến chứng xương khớp là cân bằng được các rối loạn chuyển hóa gây tổn thương thần kinh, mạch máu và ngăn chặn quá trình lắng đọng collagen tại các khớp. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc hạ đường huyết, bạn cần áp dụng thêm 4 giải pháp giúp giảm đau cứng xương khớp và phục hồi khả năng vận động bình thường dưới đây:

1. Xây dựng thói quen lành mạnh

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn đồng thời phòng ngừa và cải thiện các biến chứng tiểu đường đến xương khớp. Bên cạnh việc ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột, bạn nên lựa chọn thêm những thực phẩm giàu canxi như sữa ít đường, cá, đậu phụ, hạnh nhân, các loại rau màu xanh sẫm… để tránh loãng xương.

Đồng thời, bạn hãy giảm 5 – 10% cân nặng nếu chỉ số BMI (*) trên 23.9 để giảm nguy cơ viêm khớp.

(*) Cách tính chỉ số BMI = Trọng lượng cơ thể (kg)/[(Chiều cao (m) X Chiều cao (m)]. Ví dụ: Bạn cao 1.75 m, nặng 78 kg, chỉ số BMI của bạn sẽ là 78/(1.75 X 1.75) = 25.5, bạn cần giảm cân.

2. Tập luyện đúng cách

Biến chứng tiểu đường đến xương khớp: Ngăn ngừa sớm kẻo tàn phế!Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Bạn cần lựa chọn bài tập phù hợp để tránh gây áp lực lên các khớp xương

Việc lựa chọn bài tập phù hợp sẽ vừa giúp kiểm soát đường huyết vừa tránh tạo áp lực lên các khớp xương. Đối với người gặp phải biến chứng bàn chân như có vết thương, vết loét, chân tay tê bì, nóng rát, đau khớp gối… tốt nhất nên thực hiện các bài tập như tập đạp xe đạp trên không (nằm ngửa, giơ cao hai chân và thực hiện động tác như đang đạp xe), tập hít thở hay bơi lội.

Nếu bị đông cứng khớp vai nên tập các động tác cử động vai lên xuống, xoay vai ra trước sau nhẹ nhàng hoặc tập nắm, duỗi bàn tay (nắm bóng) nếu bàn tay bị co cứng. Ngoài ra, còn rất nhiều bài tập cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo.

3. Chăm sóc bàn chân mỗi ngày

Biến chứng tiểu đường đến xương khớp: Ngăn ngừa sớm kẻo tàn phế!Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Thói quen xoa bóp chân mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng đau bàn chân

Người bệnh bị biến chứng xương khớp sẽ dễ mắc kèm biến chứng bàn chân nếu không chăm sóc tốt. Dưới đây là một số cách chăm sóc bàn chân giúp bạn giảm rủi ro này:

– Vệ sinh, giữ bàn chân sạch sẽ. Sau khi rửa chân, cần dùng khăn sạch thấm khô nước, nhất là ở vùng kẽ chân.

– Chọn dép, giày vừa kích cỡ và mang vớ mềm.

– Xoa bóp hoặc chườm ấm để tăng lưu thông máu.

– Không ngồi bắt chéo chân.

– Luôn kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, xước, vết thâm, chai… và kịp thời thăm khám bác sĩ.

4. Sử dụng thuốc

Khi bạn gặp các vấn đề về xương khớp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc như thuốc kháng viêm giảm đau, glucosamin, canxi… để cải thiện cơn đau hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau xương khớp là do biến chứng tiểu đường thì đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Những hỗ trợ điều trị triệu chứng không giải quyết được nguyên nhân. Chưa kể, một số thuốc như glucosamin, thuốc giảm đau nhóm NSAID có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, loét dạ dày khi sử dụng dài ngày hoặc liều cao.

5. Dùng thảo dược Đông y

Không phải ngẫu nhiên nhiều thảo dược được sử dụng trong điều trị tiểu đường và cải thiện biến chứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học có trong một số thảo dược như Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu có thể giúp cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa, đồng thời giảm các tổn thương do biến chứng bệnh tiểu đường gây ra trên xương khớp. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng, giúp người bệnh tiểu đường bị biến chứng xương khớp có thêm cơ hội phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường được bào chế từ Hoài sơn, Nhàu, Câu kỷ tử, Mạch môn giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường, trong đó có biến chứng trên xương khớp.  

Chia sẻ về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường, Bà Đ.T.Hợp, 65 tuổi, Thành phố Hải Phòng cho biết: “Tôi bị tê tay chân, đặc biệt co duỗi rất khó, tay cong gập như con tôm, phải dùng tay còn lại kéo ra mới thẳng được. Sau đó tôi có đọc báo, biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường (*) nên mua về dùng thử. Tay tôi hiện giờ đã trở lại bình thường, chân đỡ tê hơn hẳn…”

Dấu hiệu đau xương khớp ở người tiểu đường, đặc biệt là người cao tuổi xảy ra rất phổ biến. Đó có thể là do lão hóa tuổi tác nhưng không loại trừ nguyên nhân do tiểu đường biến chứng tới xương khớp. Điều quan trọng là bạn cần phát hiện sớm và biết cách cải thiện đúng thì sẽ có thể giảm nhẹ bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn.  

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • [Bác sĩ tư vấn] Bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 có nguy hiểm không?
  • [Bác sĩ tư vấn] Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?
  • [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!