Biểu hiện của trẻ bị viêm phổi mẹ chớ ngó lơ

Chăm Sóc Bé - 05/03/2024

Từ những tình trạng như viêm phế quản kéo dài và không được điều trị , sẽ dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ bị viêm phổi. Viêm phổi thường kèm theo triệu chứng nóng dẫn đến hành sốt, trẻ ho ngày càng nhiều và không cải thiện tình hình dù đã được dùng thuốc. Để tìm hiểu rõ hơn về biểu hiện của trẻ bị viêm phổi và cách điều trị tốt nhất để cải thiện tình hình sức khỏe của bé, các mẹ có thể theo dõi thêm thông qua những thông tin được chia sẻ từ bài viết bên dưới.

Từ những tình trạng như viêm phế quản kéo dài và không được điều trị , sẽ dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ bị viêm phổi. Viêm phổi thường kèm theo triệu chứng nóng dẫn đến hành sốt, trẻ ho ngày càng nhiều và không cải thiện tình hình dù đã được dùng thuốc. Để tìm hiểu rõ hơn về biểu hiện của trẻ bị viêm phổi và cách điều trị tốt nhất để cải thiện tình hình sức khỏe của bé, các mẹ có thể theo dõi thêm thông qua những thông tin được chia sẻ từ bài viết bên dưới.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi

Tình trạng trẻ bị viêm phổi là khi đã có dấu hiệu bị nhiễm trùng bên trong phổi, thường có vi khuẩn hay virus bám lại bên trong cơ quan này. Gặp điều kiện thuận lợi, những virus gây bệnh sẽ phát triển rất nhanh, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại virus cũng gây nên bệnh này.

Theo bác sĩ chuyên khoa Thái Thanh Thủy – Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: Bệnh viêm phổi có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, các dịch nhầy tiết ra từ bên trong phổi sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng chính cho các vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi các vi khuẩn xâm nhập vào đây.

Biểu hiện của trẻ bị viêm phổi mẹ chớ ngó lơ

Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ

Tình trạng viêm phổi ở trẻ nhỏ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, tùy vào giai đoạn bệnh mà bé mắc phải. Nếu như bệnh viêm phổi ở giai đoạn sớm, có thể trẻ chỉ có sốt nhẹ, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc...

Còn khi ở giai đoạn bệnh trở nặng, các mẹ sẽ nhận thấy bé mỗi ngày tần suất ho kéo dài lâu hơn. Thông thường là ho nặng tiếng, nhưng nhiều lúc lại thay đổi và không nhất nhất là luôn ho nặng. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn với các biểu hiện như: sốt cao, ho có đờm, khó thở, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi... Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị kích thích, co giật...

Ngoài ra biểu hiện trẻ liên tục thở nhanh cũng có khả năng trẻ đang mắc bệnh viêm phổi. Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi). Các mẹ có thể đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.

Đối với trường hợp trẻ nhà bạn, để biết con có đang bị viêm phổi hay không mẹ có thể nhìn vào 3 dấu hiệu chính là: Ho + sốt + thở nhanh hay thở gắng sức để có thể chẩn đoán tạm thời về tình trạng sức khỏe của con mình. Nếu bé có đều cả 3 vấn đề trên thì khả năng rất cao bé đã bị viêm phổi.

Còn trường hợp bé ho rất nhiều, sốt và đau ngực nhẹ khi ho, nhưng thở êm ái và không đau ngực ngoài cơn ho, ít khả năng là bé bị viêm phổi. Và nếu bé ho nhiều và có kèm nôn sau một số cơn ho nhưng không sốt, thì cũng ít khả năng là trẻ bị viêm phổi. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề cơ bản trên lý thuyết. Bởi tùy vào tình trạng bệnh, cũng như thể chất mỗi bé khác nhau nên không thể đánh đồng tất cả. Lời khuyên tốt nhất, là nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xác định.

Biểu hiện của trẻ bị viêm phổi mẹ chớ ngó lơ

Cần làm gì khi trẻ bị viêm phổi?

Như đã nói, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, trước khi cho bé sử dụng bất kỳ một loại thuốc đặc trị hay kháng sinh nào, bố mẹ hãy hỏi qua ý kiến của các bác sĩ. Để cải thiện về tình trạng thở của con, các mẹ có thể cho bé ngồi trong phòng tắm đã bật vòi sen với nước nóng, cho bé hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, thực hiện khoảng ít nhất 4 lần mỗi ngày.

Chú ý quan sát con và phải hỗ trợ bé bằng việc vỗ nhẹ vào lồng ngực bé. Ban đầu vỗ nhẹ sau đó chuyển hướng vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, rồi tiếp tục vỗ và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút. Việc làm này giúp bé có thể ho và khạc đờm ra ngoài. Ngoài ra, nếu con bị sốt cao các mẹ có thể hạ nhiệt bằng paracetamon, hay chườm mát cho con bằng nước ấm để nguội. Hay làm thông thoáng đường thở bằng cách hút đờm dãi, cho bé sử dụng những quần áo với chất liệu mát mẻ, dễ chịu.

Khi trẻ bị viêm phổi, các mẹ cũng cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất, số lượng vừa phải, tránh trào ngược. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và cần phải theo dõi sát tình trạng khó thở, tím tái.

Mẹ có nickname Thùy Trang chia sẻ trên diễn đàn webtretho về việc điều trị cho trẻ bị viêm phổi như sau: Hồi tháng trước Mi nhà mình cũng bị viêm phổi cấp, bác sĩ cho tiêm 7 ngày, khám lại bảo khỏi rồi, thế mà 4-5 ngày sau lại bị lại. Biểu hiện là đêm vật vã, khó ngủ, ngày không ăn được, nôn ra hết, sổ mũi trắng. Lại vào viện và bác sĩ cho uống kết hợp 2 loại kháng sinh gì đó rất nặng thế mà uống gần hết liều kháng sinh này mà không khỏi, còn ho nhiều hơn.

Mình sốt ruột quá cộng thêm với việc không hài lòng với cách điều trị và chẩn đoán của viện nhi nên hôm sau đó mình cho Mi vào khám ở Việt Pháp. Bác sĩ bắt bỏ hết kháng sinh và cho uống thuốc chống dị ứng và khí dung mấy loại thuốc chống co thắt phế quản thế là đỡ liền. Bây giờ Mi nhà mình vẫn phải dùng thuốc dự phòng trong vài tháng nhưng trộm vía từ hôm dùng thuốc của Việt Pháp bé đỡ hẳn, ăn uống và chơi ngoan lắm, mấy hôm trở trời vừa rồi chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý là ok.

Xem thêm

  • Viêm phổi ở trẻ nhỏ

  • Cách điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!