Hen suyễn ở trẻ em là bệnh viêm mạn tính của đường thở. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen suyễn như thế nào là rất quan trọng. Bé có thể lên cơn hen do dị ứng với rất nhiều dị nguyên, nhất là dị nguyên về thực phẩm - là những dị nguyên mà gia đình và bố mẹ của bé rất lo lắng để phòng tránh con lên cơn hen hoặc khiến bệnh hen suyễn của bé trở nên nghiêm trọng hơn
1. Nguyên nhân trẻ bị hen suyễn
Trẻ bị hen suyễndo nhiều nguyên nhân:
- Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn thì nguy cơ trẻ cũng sẽ bị hen suyễn lên tới 50%.
- Cơ địa trẻ dị ứng với bụi bặm, nấm mốc, vi sinh vật hoặc các hoá chất, thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng.
- Trẻ bị hen suyễn bẩm sinh do trong quá trình mag thai, người mẹ tiếp xúc nhiều với động vật, hóa chất độc hại.
- Trẻ bị béo phì khiến đường thở bị hẹp và tăng nguy cơ bị hen suyễn.
2. Dấu hiệu trẻ bị hen suyễn
Khi trẻ bị hen suyễn nhiều mẹ lầm tưởng trẻ bị viêm họng, viêm phế quản hoặc do trẻ ngáy. Việc xác định đúng trẻ bị hen suyễn hay không sẽ giúp mẹ có hướng điều trị bệnh tốt hơn cho trẻ.
- Trẻ thở khò khè: dấu hiệu này khá giống như trẻ chảy nước mũi, nghẹt mũi, tuy nhiên, khi hen suyễn, trẻ thở thường xuyên hơn dù mẹ đã vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ. Nguyên nhân do không khí không được hít vào hoặc thở ra khỏi phổi, các cơ quanh đường khí đã siết chặt và gây cản trở cho không khí lưu thông.
- Ho, nặng ngực cũng là dấu hiệu cho thấytrẻ bị hen suyễn. Các cơn ho sẽ nhiều và mạnh hơn sau khi vận động (khoảng 5 - 10 phút sau vận động). Các cơn ho sẽ giảm dần sau khoảng 20 - 30 phút mà không cần sử dụng thuốc cắt cơn hen.
- Thở gắng sức và nặng hơn vào ban đêm hoặc rạng sáng.
- Ở trẻ nhỏ, khi ho hoặc hít vào cảm thấy có tiếng rít do bé đang cố để thở và lưu thông không khí.
- Ở trẻ lớn sẽ kêu nặng ngực khi ho.
3. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị hen suyễn
Chúng ta thường quan tâm tới giải pháp chữa hen cho trẻ là sử dụng thuốc giãn phế quản dạng khí, bình xịt, dạng viên hoặc siro để kiềm các cơn hen. Tuy nhiên, sử dụng thuốc thường xuyên không phải là cách tốt nhất, nếu lạm dụng có thể gây tác dụng ngược.
Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các cơn hen tái phát hoặc các cơn hen nặng.
Dưới đây là một số điều cha mẹ cần lưu ý trong việc bổ sung dinh dưỡng chotrẻ bị hen suyễn:
Thực phẩm giàu magie
Magie giúp làm giãn các cơ bao quanh khí quản nên rất tốt đối với người bị hen, vậy nên các mẹ chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu magie như : rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cà chua, sữa, đậu (nếu bé không bị dị ứng), ... vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé nhé!
Omega 3
Omega3 giúp tăng cường sức đề kháng của bé, nhờ có tính kháng viêm, có thể giúp bé ngăn ngừa cơn hen tái phát và tăng cường chức năng hô hấp. Bạn có thể bổ sung omega3 cho bé qua các loại cá như cá thu, cá hồi, rau quả, các loại hạt, dầu omega3.
Vitamin C
Theo như các nghiên cứu thì ở người bị hen thường lượng vitamin C ít hơn 50% so với người không bị bệnh. Việc bổ sung vitamin C sẽ giúp làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp và bạn có thể bổ sung cho trẻ qua các loại rau quả : cà chua, cam, quýt, bưởi, rau xanh...
Mật ong
Mật ong chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có thể làm giảm tình trạng viêm và còn làm loãng đờm để dễ dàng xuất ra ngoài. Điều này giúp bé ngăn ngừa cơn hen tái phát và tăng cường chức năng hô hấp cho trẻ. Cách sử dụng đơn giản nhất là bạn lấy 1 thìa cà phê mật ong (liều lượng tùy vào bé lớn hay nhỏ, bé lớn có thể tăng lên) pha với nước ấm cho bé uống hàng ngày.
Lưu ý: Cha mẹ tiếp tục cho trẻ ăn theo lứa tuổi như bình thường, nhưng hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì dị ứng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơn hen nặng và nguy kịch hơn. Các thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, các loại hạt, hải sản, lúa mì, rượu đỏ.
4. Một số lưu ý khi trẻ bị hen suyễn
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không tập cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng và tránh để trẻ bị béo phì gây hẹp đường thở của bé, dễ co thắt.
Khi mẹ cho bé ăn, nếu bé có dấu hiệu lên cơn, tuyệt đối không cho bé ăn để tránh bé bị sặc.
Chia bữa ăn của trẻ ra làm nhiều bữa để tránh trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Cho trẻ uống nhiều nước để làm lỏng đàm.
Tập cho bé ăn từ từ từng loại thức ăn một. Chưa chắc bé đã dị ứng với tất cả các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Không cho bé ăn nhiều loại thức ăn mới cùng một lúc. Như vậy sẽ rất khó để biết bé dễ bị dị ứng với loại thức ăn nào. Nếu bé bị dị ứng với loại thực phẩm đó, mẹ tuyệt đối tránh cho bé dùng mà hãy tìm loại thực phẩm khác cùng thuộc một nhóm chất để thay thế, để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của bé.
Khi tập cho bé, mẹ cần cho bé thử dần dần một ít. Nếu ăn 2 ngày và bé không có dấu hiệu gì bị dị ứng thì mẹ có thể cho bé dùng tiếp. Cứ thế, mẹ tiếp tục duy trì thử khoảng 1 tuần để có kết quả và đánh dấu chúng vào một cuốn sổ riêng để theo dõi các loại thực phẩm bé có thể ăn được hay không.
Với những trẻ có tiền sử gia đình dị ứng như mề đay, suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng,... ngay từ khi mang thai và cho con bú, mẹ cần phải kiêng ăn những thức ăn có khả năng gây di ứng cho bé.
Để đảm bảo sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất khi trẻ bị hen suyễn, tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa đồng thời theo dõi sát sao tình hình ăn uống của bé để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp với trẻ nhất
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!