Bổ sung nước cũng phải đúng cách

Dinh dưỡng - 11/24/2024

Trong những ngày mùa hè, thời tiết nóng nực, oi bức, nhiệt độ cao của môi trường tăng cao, cơ thể sẽ bị mất nước do ra nhiều mồ hôi, một số chức năng cơ thể sẽ bị rối loạn.

Tuy nhiên không phải vì thế mà ta chỉ cần uống thật nhiều nước là được. Việc uống nước tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Việc uống nước đúng cách không chỉ giải nhiệt cơ thể mà còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh trong tiết trời oi bức.

Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể

Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết cho cơ thể con người. Nước chiếm tới 60 - 70% trọng lượng cơ thể. Nước là dung môi của hầu hết các chất chuyển hóa dưới dạng hòa tan trong nước đảm bảo quá trình bình thường của cơ thể.Nước còn tham gia vào nhiều phản ứng hóa học quan trọng, đặc biệt là phản ứng thủy phân, trong quá trình thoái hóa của protid, lipid, glucid. Ngoài ra, nước còn là dung môi hòa tan cácchất dinh dưỡngcủa tế bào như: oxy, glucoza, axít amin.

Nước tham gia vào quá trình bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể dưới dạng hoà tan trong nước, các chất bài tiết như: nước tiểu,mồ hôi, sữa.

Nước rất cần thiết cho cơ thể trong điều hòa thân nhiệt; dễ dàng giữ cho thân nhiệt chỉ dao động trong giới hạn hẹp khi nhiệt độ của môi trường sống thay đổi. Nước còn làm giảm độ quánh của máu, giúp cho máu tuần hoàn dễ dàng.

Nước được bài tiết ra khỏi cơ thể vừa có ý nghĩa đối với quá trình chuyển hóa nước và chức năng bài tiết của cơ thể. Khi bài tiết nước ra khỏi cơ thể giảm, các sản phẩm chuyển hóa ứ đọng lại gây ra những rối loạn bệnh lý, điển hình là hội chứng suy thận.

Bổ sung nước cũng phải đúng cáchNgười lớn hay trẻ em cũng cần phải uống nước đúng cách

Những nguy cơ khi cơ thể mất nước

Khi cơ thể mất nước là tình trạng mà lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra, làm cho lượng nước trong cơ thể mất cân bằng theo chiều hướng đi xuống. Mất cân bằng nướcsẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu, dẫn đến việc cản trở các hoạt động bình thường và gây nhiều thiệt hại cho cơ thể. Mất nước là một tình trạng nguy hiểm đối với cơ thể và gây ra những biến chứng sau:

- Phù não: Sau khi bị mất nước, nếu bù đắp lượng chất lỏng một cách nhanh chóng, làm cho cơ thể cố gắng đưa nhiều nước vào trong các tế bào, có thể gây ra hiện tượng phù và làm vỡ một số tế bào. Nghiêm trọng nhất là khiến các tế bào não bị phù nề.

Việc thừa nước trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng bị chuột rút hoặc đau nhức, co giật, bất tỉnh, hôn mê

- Động kinh: Mất cân bằng nước tức là bị mất cân bằng điện giải sẽ gây rối loạn quá trình dẫn truyền và dẫn đến co thắt cơ bắp không tự chủ, đôi khi mất ý thức.

- Sốc: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng khicơ thể mất nước. Tình trạng này xảy ra khi thể tích máu thấp làm tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể.

- Suy thận cấp: Đây là biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi thận không còn khả năng loại bỏ các chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu.

- Hôn mê và tử vong: Nếucơ thể mất nướcnghiêm trọng và không được điều trị kịp thời và thích hợp, có thể gây hôn mê và tử vong.

Nguy hiểm khi cơ thể uống quá nhiều nước

Mùa hè nắng nóng, ngoài lượng nước bài tiết ra ngoài qua nước tiểu, đào thải qua khí thở, thấm qua da (không phải mồ hôi) thì còn một lượng nước rất lớn bài tiết bằng mồ hôi. Cơ thể sẽ đối diện thường xuyên với nguy cơ mất nước nếu không bù đắp kịp thời. Tuy nhiên không phải vì thế mà cứ uống nước vô tội vạ. Việc nạp quá nhiều nước cũng dẫn đến tình trạngthừa nước trong cơ thể. Điều này cũng rất nguy hiểm không kém so với tình trạng mất nước. Có hai dạng thừa nước, đó là:

- Lượng nước nạp vào quá nhiều: Uống nhiều nước hơn lượng mà thận có thể thải ra qua nước tiểu, dẫn đến việc tích tụ quá nhiều nước trong cơ thể.

- Giữ nước: Khi cơ thể không thể thải ra lượng nước thừa, do một số loại bệnh gây ra, dẫn đến việcthừa nước trong cơ thể. Nguyên nhân gây thừa nước trong cơ thể do một số bệnh lý: Bệnh gan, Bệnh thận., Bệnh suy tim xung huyết, Hội chứng hormone lợi tiểu không phù hợp,

- Triệu chứng của việc thừa nước trong cơ thể: Buồn nôn, nôn, có cảm giác no và đầy bụng, đau đầu, cảm thấy các cơ yếu dần đi, có thể bị chuột rút hoặc đau nhức, co giật, bất tỉnh, hôn mê.

UỐNG NƯỚC ĐÚNG CÁCH

Nên

- Uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi.

- Ngồi uống nước thay vì đứng cơ bắp và hệ thần kinh của bạn thoải mái hơn nhiều và giúp các dây thần kinh tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng khác một cách dễ dàng. Thận của bạn cũng tăng tốc quá trình lọc khi ngồi.

- Uống nước vào buổi sáng. Uống nước vào buổi sáng giúp loại bỏ tất cả các độc tố trong cơ thể và làm sạch ruột của bạn, nhờ đó cơ thể tránh mắc nhiều bệnh thông thường.

- Uống nước ấm thay vì nước lạnh

- Tăng hương vị cho nước uống bằng 1 lát trái cây tươi, hoặc chanh, gừng hay xả hay một chút muối khoáng chưa tinh chế để tăng khả năng hấp thụ nước cho cơ thể.

Không nên

- Uống nước quá lạnh, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Cần hạn chế nước uống quá lạnh vào mùa nóng.

- Uống quá nhiều nước một lúc làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Uống nhiều nước một lúc sẽ khiến mồ hôi đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali, natri…

- Uống cà phê, trà, bia rượu: Nên hạn chế các loại nước có cồn trong thời tiết nắng nóng vì các loại đồ uống này càng làm gia tăng tình trạng mất nước.

Định lượng nước mổi ngày

- 1 ly nước (250 ml): khi thức dậy.

- 1/2 nước với bữa sáng.

- 1 ly nước ( ít nhất ) giữa bữa sáng và bữa trưa.

- 1 ly nước trước bữa trưa từ 30-45 phút.

- 1/2 ly nước với bữa trưa.

- 1 đến 1,5 ly nước giữa bữa trưa và bữa tối.

- 1 ly nước trước bữa tối từ 30-45 phút.

- 1/2 ly nước với bữa tối.

- Giữa bữa tối và giờ đi ngủ: Uống ít nhất 1 ly nước.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!