1. Mất nước
Khi bạn cảm thấy trong miệng có vị mằn mặn, chứng tỏ sự cân bằng của muối và nước trong cơ thể bị phá vỡ, từ đó khiến cho nước bọt có chứa khoáng chất mặn.
Không chỉ vậy, mất nước còn có các triệu chứng đi kèm khác là cảm thấy mệt mỏi, mất sức lực, chóng mặt và ra nước tiểu màu vàng.
Hãy thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược vào thực quản của bạn. Trào ngược axit có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản.
Khi mắc bệnh này, cơ vòng thực quản dưới trở nên rất yếu, khiến mật và axit bị đẩy ngược lại thực quản dẫn đến cảm thấy vị mặn dai dẳng trong miệng, đôi khi là vị đắng ngắt.
Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn có các triệu chứng khác như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, cảm giác có khối u trong cổ họng.
3. Hội chứng chảy dịch mũi sau
Trường hợp chất nhầy trong khoang mũi được cơ thể tiết ra quá nhiều, chảy ngược từ phía sau mũi xuống cổ họng được gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau (Postnasal Drip).
Chất nhầy này nói chung có vị mặn, cho nên khi chảy ngược xuống cổ họng, miệng, ta sẽ cảm nhận được vị mặn của nó.
Ngoài ra, hội chứng còn biểu hiện qua các triệu chứng sau:
- Đau, ngứa họng.
- Cảm giác buồn nôn.
- Có nhiều chất nhầy ở cổ họng, thường xuyên phải nhổ đi hoặc nuốt xuống.
- Hơi thở hôi.
- Ho nhiều hơn vào buổi tối.
4. Nhiễm trùng miệng
Nếu các vấn đề về răng miệng không được điều trị kịp thời, nó có thể gây các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, bệnh tưa lưỡi. Những vấn đề đó có thể làm cho miệng cảm thấy mằn mặn.
Bên cạnh đó, các vấn đề về răng miệng có thể gây ra chảy máu ở chân răng, nướu cũng tạo nên vị mặn trong miệng.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc chúng ta uống có tác dụng gây khô miệng và mặn trong miệng.
Ngoài 5 lý do trên, sự mất cân bằng hormone trong trong cơ thể, bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ cũng có thể làm cho miệng hay có vị mặn. Khi đó nên chú ý thay đổi khẩu phần ăn hợp lý hơn.
Source (Nguồn): QQ, Mayoclinic, MNT
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!