Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát nơi thai phụ nhiễm Zika ở TPHCM

Sống khỏe mạnh - 05/04/2024

Thị sát nơi cư trú của bệnh nhân thuộc phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), Bộ trưởng yêu cầu địa phương theo dõi sát tình hình bệnh nhân L (33 tuổi).

Vi-rút Zika thuộc chủng xuất hiện ở Brazil

Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát nơi thai phụ nhiễm Zika ở TPHCM

Bộ trưởng y tế làm việc với Ban quản lý Tòa nhà Petrovietnam (quận 1, TPHCM) - nơi nữ bệnh nhân đầu tiên mắc Zika làm việc (Ảnh: Quốc Ngọc)

Tại buổi làm việc với Ban quản lý Tòa nhà Petrovietnam (số 1-5 Lê Duẩn, quận 1), Bộ trưởng Tiến cho biết nữ bệnh nhân tên L. được xác định nhiễm vi-rút Zika đang làm việc tại tòa nhà. Đáng lưu ý, chị L. đang nuôi 1 con nhỏ cũng có triệu chứng sốt và bản thân chị lại đang có thai 8 tuần.

Theo Viện Pasteur TPHCM, chồng bệnh nhân làm việc tại Malaysia, nơi cũng đã có ca dương tính với Zika. Từ ngày 16 đến 20/3, người chồng có về Việt Nam thăm gia đình. Tuy nhiên, thời gian này họ không có quan hệ tình dục, không có hoạt động truyền máu, như thế vấn đề lây truyền chỉ là do muỗi.

Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát nơi thai phụ nhiễm Zika ở TPHCM

Tòa nhà Petrovietnam (Ảnh: Quốc Ngọc)

Chị L. phát bệnh vào ngày 29/3 với triệu chứng phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi. Do đang mang thai và sợ bị bệnh rubella nên bệnh nhân đến khám ngay tại Bệnh viện quận 2 và được nhập viện, lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm ngày 31/3 và 1/4 tại Viện Pasteur thành phố cho thấy bệnh nhân dương tính với vi-rút Zika. Kết quả xét nghiệm sau đó tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 2/4 và tại Trường Đại học Nagasaki đặt tại viện này ngày 4/4 cũng cho kết quả tương tự.

Vi-rút Zika của chị L. thuộc chủng xuất hiện ở Brazil, do đó bà Tiến đánh giá chắc chắn có yếu tố lây truyền ngoại lai trong ca bệnh này. Tuy nhiên, bộ trưởng đánh giá sơ bộ khả năng lây truyền tại nơi làm việc của bệnh nhân là rất thấp.

Bởi theo Ban quản lý Tòa nhà Petrovietnam, hiện có 21 công ty đặt trụ sở tại đây với khoảng 1.200 nhân viên làm việc trong tòa nhà. Tuy có nhiều người nước ngoài, nhưng việc xử lý muỗi, lăng quăng đã được tòa nhà triển khai triệt để và cơ quan chức năng đã đến kiểm tra. Các hầm chứa nước dưới tầng hầm đã được xử lý hóa chất diệt lăng quăng, muỗi.

Yêu cầu hỗ trợ bệnh nhân trong suốt thai kỳ

Thị sát tại nơi cư trú của bệnh nhân thuộc phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), Bộ trưởng y tế yêu cầu địa phương theo dõi sát tình hình bệnh nhân L., đặc biệt trong quá trình chị đang mang thai. Cần theo dõi, tư vấn kỹ để phòng các yếu tố liên quan đến chứng đầu nhỏ ở thai nhi.

Đồng thời, yêu cầu tất cả UBND quận huyện trên địa bàn thành phố nhanh chóng kiểm tra, giám sát và tổ chức phun thuốc diệt muỗi, loăng quăng. Nhất là tại các địa bàn trọng điểm của dịch sốt xuất huyết trước đây.

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, quận 2 là địa phương có ổ dịch sốt xuất huyết năm 2015 nhưng đã được dập hoàn toàn. Sau khi phát hiện trường hợp nhiễm Zika đầu tiên này, trung tâm đã cử đoàn xuống khảo sát, đánh giá.

Kết quả ghi nhận mật độ muỗi thấp. Ngoài ra, kết quả giám sát các trường hợp người nhà và các hộ gia đình xung quanh chưa phát hiện trường hợp nào khác nhiễm vi-rút Zika. Cũng theo ông Dũng, con của chị L. đang có biểu hiện sốt nên địa phương cần động viên người nhà đi kiểm tra sức khỏe cho em bé.

Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát nơi thai phụ nhiễm Zika ở TPHCM

Bộ trưởng Tiến kiểm tra vấn đề diệt muỗi, lăng quăng tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM - nơi bệnh nhân cư trú (Ảnh: Quốc Ngọc)

Như chúng tôi đã đưa tin, ngoài bệnh nhân ở TPHCM, trường hợp còn lại cũng nhiễm vi-rút Zika là nữ bệnh nhân 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hòa, TP Nha Trang (Khánh Hòa). Khởi phát bệnh vào ngày 26/3, với các triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ở hai chân và đau mắt đỏ. Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt ở nhà nhưng không hết.

Đến ngày 28/3, bệnh nhân được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm ngày 31/3 tại Viện Pasteur Nha Trang dương tính với vi-rút Zika. Xét nghiệm khẳng định lại tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TPHCM ngày 4/4 cũng cho kết quả dương tính.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!