Bộ Y tế lên tiếng sau thông tin nói rằng virus corona lây qua bụi khí

Thời sự - 11/24/2024

Liên quan đến thông tin virus corona chủng mới (nCoV) lây qua bụi khí, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã phủ nhận tình huống lây lan này.

Trước thông tin gây người hoang mang, lo lắng cho nhiều người là virus corona chủng mới (nCoV) lây qua không khí (bụi khí), hôm nay 9-2, PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết đó không phải là bụi khí như thông tin đã lan truyền. Khí dung (aerosol) là một trong các thủ thuật điều trị của ngành y tế úp lên vùng mũi miệng người bệnh, kèm theo có một ống dẫn đến họng. Khí dung khuếch tán hai bên của mặt nạ, không làm lây lan virus corona mới.

Bộ Y tế lên tiếng sau thông tin nói rằng virus corona lây qua bụi khí

Khí dung được cảnh báo có thể làm lây nhiễm virus corona - Ảnh minh hoạ

Theo ông Sơn, virus corona chủng mới lây qua không khí là với người bị các giọt bắn từ người nhiễm bệnh nếu tiếp xúc ở khoảng cách gần, còn khoảng cách trên 2 m là an toàn, không có nguy cơ mắc bệnh. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân ngoài việc thực hiện đeo khẩu trang cần thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng.

Về thông tin này, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Khoa Nhiễm - thần kinh thuộc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết 'aerosol' - nguồn lây truyền mới mà các nhà khoa học Thượng Hải (Trung Quốc) cảnh báo - đặt trong bối cảnh này phải dịch là 'khí dung', chứ dịch là 'bụi khí' là không chính xác và không có chuyện nó bay lung tung trong không khí thông thường vì khí dung chỉ dùng trong cơ sở y tế.

Trước thông tin virus corona mới (nCoV) có thể lây qua khí dung - một phương pháp chữa bệnh thường được áp dụng cho trẻ nhỏ, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bác sĩ Lê Sỹ Hùng, Phó trưởng Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo người dân và các bậc cha mẹ chỉ khí dung cho con trẻ khi có chỉ định của bác sĩ và không tự ý cho con khí dung.

Theo bác sĩ Hùng, phương pháp khí dung có hiệu quả trong điều trị các bệnh về đường hô hấp mà có hiện tượng khó thở (bệnh hen hoặc bệnh lý hô hấp có tắc đờm), tuy nhiên tùy từng trường hợp bệnh, thể trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bằng đường hít khác nhau. Khí dung là phương pháp đưa thuốc vào phế quản phổi để điều trị hoặc giải quyết triệu chứng. Mỗi trẻ nếu được chỉ định khí dung sẽ có một bộ khí dung riêng, hoặc những cơ sở phải dùng chung, nhân viên y tế sẽ tiệt trùng như các dụng cụ phẫu thuật khác. 'Với trẻ nếu được xác định nhiễm nCoV cũng không chắc có chỉ định khí dung mà tùy theo triệu chứng của bệnh lúc đó bác sĩ mới quyết định' - bác sĩ Hùng nói.

Bộ Y tế lên tiếng sau thông tin nói rằng virus corona lây qua bụi khí

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rửa tay thường xuyên để ngừa nCoV

Bác sĩ Hùng cũng lưu ý việc sử dụng khí dung không đúng chỉ định chẳng những không có tác dụng mà còn gây nên tác dụng phụ. Thậm chí, quá trình thao tác khi thực hiện phương pháp khí dung không chuẩn có thể còn khiến lây nhiễm nhiều bệnh lý khác. Do vậy, khi khí dung phải tuân thủ quy trình kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!