Bơi lội giúp giảm nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp

Bài tập vận động - 11/24/2024

Ngoài ra, môn thể thao này còn có rất nhiều tác dụng khác. Cùng khám phá nhé!

Giúp lưu thông máu

Khi bơi lội, áp lực nước cộng với áp lực của cơ ép vào các mạch máu giúp lưu thông máu trở lại tim phổi. Do áp lực của nước lên ngực người bơi, làm hạn chế động tác hít vào thở ra cho nên cần phải thở mạnh, giúp phát triển hệ thống hô hấp và làm tăng dung tích sống của phổi. Dung tích sống của phổi càng cao, khả năng bền bỉ trong lao động, vận động càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp và làm giảm các cơn hen, nhất là đối với người nghiện thuốc lá.

Bơi lội giúp giảm nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp

Bơi lội có thể phòng ngừa bệnh. Ảnh: MH

Thư giãn, giảm căng thẳng

Bơi còn là một trong cách thư giãn tốt nhất cho cơ thể. Khi bơi, cơ thể sẽ được làn nước mát xa tốt nhất, giúp thư giãn tâm trí tạo ra cảm giác tích cực và thư thái làm quên đi những áp lực và căng thẳng căng thẳng của cuộc sống. Sau mỗi lần bơi, bạn sẽ thấy khỏe khoắn lạ thường và phấn chấn hơn rất nhiều.

Duy trì vóc dáng cân đối

Bơi lội cũng là môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi để có một thân hình cân đối. Đây là loại vận động từ đầu đến chân, lực tác động của nước đối với cơ thể sẽ làm làm tăng tiêu hao mỡ, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp của chân tay, bụng, đùi, lưng… giúp cơ thể săn chắc, cân đối.

Tốt cho xương khớp

So với các hình thức tập luyện khác, bơi lội có ưu thế rõ rệt là trạng thái nổi trong môi trường nước giúp bạn giảm tối đa nguy cơ và đập mạnh do đó tránh được các chấn thương. Sự không trọng lượng của nước giúp giảm áp lực vào các khớp giúp loại bỏ khả năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khi tham gia các hoạt động mạnh khác. Bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn, do đó rất tốt cho người bị bệnh khớp mạn tính, đau lưng.

Giảm nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp

Bơi lội thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể, khi bơi lội có thể giúp gia tăng lượng máu và ôxy cung cấp tới phổi và các cơ bắp, tăng cường hoạt động của hệ tim mạch, đồng thời mang lại hiệu quả tích cực trong việc giải phóng lượng dioxit carbon khỏi cơ thể, giúp cơ thể duy trì huyết áp luôn ở mức tốt cho cơ thể.

Tùy theo tình trạng sức khỏe mà mỗi người có thể lựa chọn cho mình kiểu bơi, tốc độ bơi và thời gian bơi. Tốt nhất là nên tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên thể dục. Đối với các trường hợp có bệnh lý như: xương khớp, tim mạch, huyết áp,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách thức tập luyện phù hợp. Ngoài ra cần phải chú ý tránh: không bơi khi đói hoặc ngay sau khi ăn, sau khi vận động quá sức, sau khi uống rượu bia, không khởi động trước khi bơi,…

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!