Trẻ thừa cân có nhiều tác động đến sức khỏe. Những vấn đề cần lưu ý là cách xác định trẻ thừa cân hay không, các nguyên nhân, xem xét chế độ ăn uống, việc áp dụng ăn kiêng và khuyến khích vận động.
Hậu quả phổ biến nhất của bệnh béo phì ở trẻ em (và vị thành niên) là một bề ngoài và lòng tự trọng bị ảnh hưởng. Béo phì có tác động đến sức khỏe trẻ em, bao gồm huyết áp và cholesterol trong máu cao, lượng đường trong máu tăng, tiểu đường loại II, vấn đề về khớp, ngưng thở khi ngủ, hen suyễn, và gan nhiễm mỡ.
BS. Đỗ Hữu Thảnh - Chuyên khoa Nội - Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết:
- Ở trẻ thừa cân thường có sự dung nạp thức ăn rất tốt và rất háo ăn, bạn không nên chiều theo ý trẻ cho ăn thuận theo nhu cầu.
- Do sự phát triển thể chất tốt, đôi khi thực phẩm mình cung cấp không cân đối lại gây tình trạng thiếu dinh dưỡng cục bộ một số chất nào đó, thường là canxi gây nên còi xương ở trẻ bụ bẫm. Nhiều người hiểu nhầm rằng: Trẻ gầy còm mới bị còi xương và nhầm lẫn giữa còi xương và suy dinh dưỡng, gộp 2 bệnh này là một.
- Bạn nên cho bé tắm nắng hàng ngày: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 - 15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Vì dưới da có sẵn các tiền vitamin D (7dehydrocholesterol), dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!