BS Nguyễn Thị Hòa: Điều trị sỏi túi mật

Cần biết - 11/24/2024

Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra).

BS Nguyễn Thị Hòa: Điều trị sỏi túi mật

Khi sỏi túi mật có kích thước lớn, chiếm hơn 2/3 thể tích túi mật hoặc đã gây ra biến chứng thì cần phải điều trị bằng phương pháp cắt bỏ túi mật.

Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Đối với điều trị sỏi túi mật, tất cả các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đều có chỉ định điều trị bất kể kích thước và số lượng sỏi. Với sỏi túi mật không triệu chứng thì vai trò của cắt túi mật và các phương pháp điều trị khác là không rõ ràng. Từ các nghiên cứu theo dõi diễn tiến tự nhiên của sỏi túi mật cho thấy, không cần thiết phải cắt túi mật phòng ngừa, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10 mm, sỏi lớn hơn 25 mm…

Trong trường hợp siêu âm phát hiện sỏi túi mật nếu không kèm theo polyp túi mật và không có nguy cơ cao ung thư túi mật thì có thể không cần tiến hành phẫu thuật cắt túi mật, có thể điều trị bằng các phương pháp: uống thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, làm tan sỏi và lấy sỏi qua da…

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!