Bệnh thường xảy ra trong mùa lạnh, do vi-rút và vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể trầm trọng đối với người cao tuổi, người có thể tạng yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh mạn tính như hen, giãn phế quản, VPQ mạn tính, đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
Theo BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa:
Việc điều trị viêm phế quản cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của người bệnh.
1. Sử dụng kháng sinh
Kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn. Các dấu hiệu hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm:
- Người bệnh khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng.
- Bệnh đã diễn biến quá 10 ngày.
- Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao >10 Giga lít.
Những trường hợp này có chỉ định dùng kháng sinh.
Ngược lại: những trường hợp bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng: thường là viêm phế quản cấp do virút, những trường hợp này không cần dùng kháng sinh.
2. Các điều trị hỗ trợ khác
- Dùng thuốc hạ sốt: chỉ nên dùng khi nhiệt độ > 38,5 độ C. Không nên dùng thuốc hạ sốt chia đều trong ngày, do sẽ làm mất triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi diễn biến bệnh (không phân biệt được hết sốt do bệnh tiến triển tốt hay do dùng thuốc). Các thuốc hạ sốt thường hay sử dụng là những chế phẩm có chứa paracetamol như: paracetamol, panadol, efferalgan...
- Bù nước và điện giải cho bệnh nhân: do người bệnh bị sốt nên có thể gây mất nước. Bệnh nhân nên được uống oresol hoặc nước hoa quả (có pha thêm muối).
- Trường hợp có khó thở, nghe có tiếng rít có thể được điều trị thêm với các thuốc giãn phế quản như salbutamol (Ventolin dạng xịt), hoặc theophyllin...'.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!