Bên cạnh việc dùng thuốc, việc điều chỉnh chế độ ăn uống dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý là rất cần thiết:
BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:
- Để tránh gầy sút, suy kiệt người bệnh cần ăn chế độ ăn giàu đạm, giàu calo, uống thêm nhiều nước. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng và mát (dưa hấu, đậu ván, rau cần, kim châm) dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, kèm theo ăn nhiều hoa quả đặc biệt là hoa quả chứa nhiều kali, phốt pho, như chuối và nước dừa.
- Do i-ốt là nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hoóc-môn, do đó ngoài việc kiêng ăn muối i-ốt người bệnh cần hạn chế ăn các thức ăn như hải sản, rong biển. Kiêng ăn thức ăn nóng, khô cay như ớt, gừng sống, thịt dê, kiêng ăn chế phẩm của sữa, kiêng uống nước ngọt có tính kích thích, kiêng uống cà phê, trà và các chất kích thích có chứa nicôtin, hút thuốc.
- Vệ sinh thân thể hàng ngày để tránh nhiễm trùng da, luôn đeo kính bảo vệ mắt khỏi khói bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ
- Giai đoạn bệnh nặng: Người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể lực gắng sức, không hoạt động tinh thần căng thẳng, cần nằm trong phòng yên tĩnh, tránh các tiếng ồn. Để khắc phục tình trạng lồi mắt đầu tiên người bệnh cần thực hiện các biện pháp đơn giản như: tránh gió và ánh sáng, sử dụng nước mắt nhân tạo và gel bôi trơn. Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn và các biện pháp đơn giản không còn tác dụng, có thể được chỉ định điều trị bằng corticosteroid để làm giảm sưng viêm các mô và cơ sau mắt, thuốc này cần phải có chỉ định từ bác sĩ. Khi bệnh trở nên nặng hơn bệnh nhân cần phẫu thuật để phục hồi thị lực.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!