BS Nguyễn Thị Hòa: Lợi và hại khi tia xạ mổ bệnh cường giáp

Cần biết - 05/12/2024

Hiện nay có nhiều phương pháp và phương tiện điều trị bệnh Bassedow.

BS Nguyễn Thị Hòa: Lợi và hại khi tia xạ mổ bệnh cường giáp

Basedow là một trong những bệnh lí cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.

Bệnh Basedow mang nhiều tên gọi khác nhau Bệnh Graves. Bệnh Parry. Bướu giáp độc lan tỏa. Bệnh cường giáp tự miễn. Nhờ sự tiến bộ của miễn dịch học, ngày càng nhiều kháng thể hiện diện trong huyết tương người bệnh được phát hiện, vì thế hiện nay bệnh được xếp vào nhóm bệnh liên quan tự miễn.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của thầy thuốc, điều kiện y tế cơ sở, sự dung nạp và tuân thủ của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số phương pháp và phương tiện điều trị:

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Bệnh bướu cổ Basedow có 3 phương pháp điều trị cơ bản: bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, bằng phóng xạ và phẫu thuật. Điều trị bằng iốt phóng xạ (I131) được chỉ định khi điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng giáp tổng hợp trong thời gian dài không có kết quả, và chỉ định với bệnh nhân dưới 40 tuổi.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp phổ biến điều trị bệnh Basedow ở mức độ trung bình, nặng mà điều trị bằng các thuốc kháng giáp tổng hợp ít nhất 4 - 6 tháng không kết quả. Có thể gặp một số biến chứng sau mổ như suy chức năng giáp, bệnh tái phát trở lại, bệnh não sau nhiễm độc hoóc-môn giáp. Đặc biệt là cơn nhiễm độc hoóc-môn giáp kịch phát là biến chứng hết sức nghiêm trọng có thể đưa đến tử vong. Hiện nay những biến chứng này cũng ít gặp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!