Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Thực chất, xạ trị là sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Theo ước tính, có khoảng 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng phương pháp xạ trị.
Xạ trị - cách điều trị bệnh ung thư hiệu quả
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, hiện nay có 3 phương pháp điều trị ung thư chính là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó xạ trị ung thư có thể dùng như một biện pháp đơn lẻ hoặc phối kết hợp với các phương pháp khác, tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh hay thể trạng của mỗi bệnh nhân, để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp nào, cách thức, liều lượng ra sao cần phải có một bác sĩ chuyên ngành ung thư khám, chẩn đoán và điều trị. Gần đây, xu hướng cá thể hóa trong điều trị ung thư đang là cách tiếp cận mới, bởi không có một phương pháp nào điều trị cho tất cả các loại ung thư, các giai đoạn ung thư khác nhau.
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã có những máy xạ trị rất hiện đại, mang lại rất nhiều hiệu quả trong điều trị ung thư. Có 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng xạ trị - như vậy để thấy đây là một phương pháp rất hiệu quả trong điều trị ung thư, GS Đức cho hay.
Làm thế nào để giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị ung thư
GS Đức phân tích, bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Xạ trị là sử dụng tia phóng xạ - có thể là tia gamma, tia proton, .. khi chiếu vào cơ thể các nhà y học đã tính toán là dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư. Khi chiếu xạ để điều trị bệnh, sẽ xuất hiện các tác dụng phụ trên toàn cơ thể như sạm xa, mệt mỏi, viêm da khô, viêm da xuất tiết…. Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau. Ví dụ như nếu chiếu vào vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miêng, loét miệng…. tác dụng phụ của nó sẽ khác với ung thư phổi, chiếu xạ ở ngực hay ung thư khoang bụng, khi chiếu xạ vùng bụng sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa…
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả
Thông thường tác dụng phụ sau xạ trị sẽ giảm dần và hết, như sau 3-6 tháng sau xạ trị sẽ hết sạm da, nếu người bệnh mệt mỏi, chán ăn thì sau một thời gian cũng hết, rối loạn tiêu hóa thì cũng sau khi ngừng là hết. Nhưng GS Đức cho rằng, có xạ trị để biến chứng lâu dài nhất là khi xạ trị vào vùng họng, gây xơ làm há miệng khó và cần tập há miệng hoặc tác dụng phụ làm teo niêm mạc miệng, sau xạ trị người bệnh sẽ khó ăn, khó nuốt. Còn ngày nay với máy móc hiện đại thì các thầy thuốc đã làm giảm rất nhiều các tác dụng phụ. Trong quá trình xạ trị có thể sẽ dùng các mỡ để hạn chế tác dụng phụ còn với hiện nay các tia xạ được đưa sâu vào khối u.
Từ những phân tích trên, GS Đức khuyên, để giảm tác dụng phụ không mong muốn xạ trị, người thầy thuốc đóng vai trò rất quan trọng, họ sẽ phải giúp người bệnh, hướng dẫn cho người bệnh trong quá trình xạ trị phải bỏ các phụ kiện bằng kim loại vì các đồ dùng bằng kim loại sẽ làm hấp thụ nhiều tia xạ. Ngoài ra, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh dùng thuốc, đảm bảo sử dụng đúng trúng đích các tế bào ung thư , đúng và đủ liều điều trị, nếu cần có thể chia nhiều liệu xạ trị, tránh tổn thương tế bào lành. Về phía người bệnh cần tin tưởng bác sĩ điều trị, ăn uống đủ chất để có sức khỏe trong quá trình điều trị, tuyêt đối không được kiêng kỵ, tuân thủ hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện K Trung ương
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện K Trung ươngkhuyên, khi chuẩn bị xạ trị bệnh nhân cần chuẩn bị tinh thần và bồi dưỡng cho cơ thể, cần ăn uống đầy đủ các thực phẩm giầu vitamin. Trước khi xạ trị, bệnh nhân cần ăn nhẹ, uống sữa, trái cây, sau đó cũng cần ăn nhẹ , thức ăn mềm, lỏng. Người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư cần lưu ý, sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn tăng các chất đạm, rau xanh, trái cây và chất béo. Thời gian này, người bệnh sẽ mệt, khó ăn nhưng cần tìm cách cho bệnh nhân ăn đủ chất. Bệnh nhân ung thư vẫn ăn được tất cả mọi thực phẩm với tỉ lệ ung thư cân đối. Khi có sức khỏe tốt thì nếu xạ trị hoặc phẫu thì sẽ có kết quả tốt hơn.
GS Hương cho rằng, có một số quan niệm của người dân về việc người bệnh ung thư nói chung và người xạ trị nói riêng không nên ăn quá nhiều chất bổ, thậm chí kiêng ăn thịt, vì họ cho rằng ăn như vậy làm tế bào ung thư phát triển mạnh hơn, dẫn đến chết nhanh hơn. Quan niệm ăn kiêng, hoặc ăn gạo lức muối vừng điều trị ung thư sẽ làm các tế bào ung thư bị bỏ đói là hoàn toàn sai lầm. GS Hương cho rằng, nếu bỏ đói bản thân, thì các tế bào lành bị bỏ đói và chết trước khi các tế bào ung thư bị diệt.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!