BS. Nguyễn Thị Thúy: Các yếu tố ảnh hưởng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Cần biết - 11/24/2024

Bệnh copd là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn.

BS. Nguyễn Thị Thúy: Các yếu tố ảnh hưởng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Điều trị bệnh này đòi hỏi người nhà và bệnh nhân phải kiên trì, phối hợp và tuân thủ luyện tập theo hướng dẫn của bác sỹ.

BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh

Hút thuốc lá:

Có liên hệ rất chặt chẽ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo thống kê có khoảng 85 - 90% bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Những người hút thuốc lá trên 20 gói/ năm có nguy cơ cao dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể gây mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bụi và chất hoá học nghề nghiệp:

Những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà:

Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, các chất đốt do đun nấu và hơi nóng cũng có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nhiễm khuẩn:

Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thời kỳ trưởng thành nếu điều trị không triệt để.

2. Điều trị

Xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định

Giảm các yếu tố nguy cơ: không hút thuốc lá: là phương pháp điều trị có hiệu quả để làm giảm yếu tố nguy cơ.

Thuốc:

- Vắc-xin: chống cúm và chống phế cầu chứa 23 type huyết thanh.

- Kháng sinh: kháng sinh tỏ ra có hiệu quả trong đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuỳ theo loại vi trùng thường gây nhiễm trùng phế quản phổi mà sử dụng kháng sinh thích hợp. Có thể sử dụng Cephalosporine thế hệ 3, Macrolides, Fluoroquinolones hô hấp.

- Những chất chống oxy hóa: đặc biệt là N - acetylcystein làm giảm tần suất xuất hiện những đợt bộc phát cấp hay có thể có vai trò trong điều trị những bệnh nhân có những đợt bộc phát cấp tái phát.

- Thuốc giảm ho: không dùng.

- Thuốc giãn phế quản:

- Sử dụng corticoide:

Trong đợt bộc phát cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sự sử dụng corticoide hệ thống trong 2 tuần là có lợi.

Sự tập luyện:

Mục tiêu chính của sự tập luyện là giảm những triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm tăng sự tham gia hằng ngày các hoạt động về thể chất và tinh thần.

Oxy liệu pháp:

Trong đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thiếu khí, sự sử dụng oxy là cần thiết và có lợi cho bệnh nhân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!